11 điều các mẹ bầu cần lưu ý để mẹ tròn con vuông

Trong các chứng bệnh thuộc Phụ khoa, bệnh lúc thai sản được xem là quan trọng bậc nhất vì nó có liên hệ đến sự an nguy sinh mệnh của cả thai phụ lẫn thai nhi. Sau đây là một số điều thiết yếu mà các bà mẹ mang thai cần lưu ý:

1/ Khi biết mình có thai, cần nới lỏng thắt lưng cho bào thai được thoải mái.

Dù là quần áo hay váy vóc các mẹ vẫn nên chọn đồ rộng rãi, dễ chịu, chất liệu thấm hút mồ hồi tốt, loại vải mềm mại, có co giãn 4 chiều, không nên mặc đồ bó, hoặc đồ quá chặt sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu không tốt cho cả mẹ và em bé.

2/ Dùng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, uống nước đầy đủ.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể đột ngột thay đổi do sự xuất hiện của thai nhi, lượng máu cần cho cơ thể mẹ tăng lên 10% và về sau, nhu cầu này còn tăng cao hơn vì bé yêu ngày một phát triển. Các tế bào đỏ trong thịt là yếu tố tạo ra hồng cầu bổ sung máu cho cơ thể. Mẹ đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích để giúp bé phát huy toàn diện nhé.

Thêm nữa, cơ thể mẹ trong giai đoạn này nếu không được bổ sung chất đạm cần thiết dễ dẫn đến tình trạng sinh non và sinh thiếu cân. Vitamin có trong thịt giúp cho mô và sự phát triển hệ thần kinh của bé, đặc biệt còn giảm biểu hiện mệt mỏi do ốm nghén của mẹ.

Vấn đề táo bón và những lo lắng về hệ tiêu hóa cần được các mẹ bầu quan tâm, chất xơ trong các loại ngũ cốc sẽ ngăn chặn triệt để vấn đề đó.

Axit folic trong trái cây đều đặn giúp hạn chế các dị tật về não không đáng có của bé yêu.

Các chất dinh dưỡng như protein và choline có trong trứng rất cần thiết cho quá trình trước khi sinh nở và giảm thiểu tối đa triệu chứng khuyết tật về ống thần kinh ở bé.

3/ Năng đi bộ, bước đi chậm, khoan hòa vào những giờ khắc thích hợp.

Đi bộ là một trong ít những hoạt động an toàn nhất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt chín tháng thai kì. Đây còn được đánh giá là bài tập tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai, mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện. Hơn thế nữa, đi bộ còn là cách thức khá dễ dàng để làm quen với việc tập thể dục đối với những phụ nữ mà trước khi mang thai chưa chú tâm đến hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe.

Nếu bạn vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai thì hãy cố gắng duy trì thói quen đi bộ trong thai kì. Ngược lại, nếu bạn không mấy khi hoạt động thể dục trước khi có bầu, hãy bắt đầu với những bài đi bộ chậm rãi như đi chơi, đi dạo khoảng từ 20 – 30 phút mỗi ngày.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ trong thai kì, những mẹ bầu tập thể dục an toàn và vừa sức khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày, điển hình là đi bộ, sẽ dễ sinh và cũng gặp ít rủi ro hơn những mẹ bầu không có thói quen này, miễn là được sự đồng ý từ bác sĩ.

4/ Làm những việc nhẹ nhàng, tránh nằm lâu, đứng lâu, ngồi lâu một chỗ.

Khi mẹ bầu ngồi quá lâu, không hoạt động làm thức ăn hấp thụ mỗi ngày tích trong dạ dày, đường ruột, tạo sức ép đối với dạ dày đường ruột, dễ gây nhu động dạ dày, tiêu hóa giảm hoặc bị rối loạn, bị trĩ, táo bón.

Thời gian mang thai cũng là lúc tử cung mở to và sự thay đổi hóc môn trong cơ thể nên dễ khiến bà bầu bị đau lưng, thể trọng cũng tăng, áp lực đối với lưng và cột xương sống cũng tăng, xuất hiện tình trạng vẹo cột sống, đau xương sống vùng thắt lưng.

Tư thế ngồi cho bà bầu tốt nhất trong suốt thai kỳ là ngồi tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau cho thoải mái. Mẹ cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, nhất là đối với các mẹ làm việc trong môi trường văn phòng. Sau khi ngồi làm việc khoảng 45 phút – 1 tiếng, chị em nên đứng lên di chuyển xung quanh nơi làm việc 10 phút hoặc tập vài động tác thể dục để giúp máu huyết lưu thông, tránh khớp xương ngón tay, cổ tay, hai vai, phần cổ bị đau nhức..

5/ Năng vệ sinh cá nhân, tắm rửa, chọn quần áo nhẹ nhàng, rộng rãi là tốt.

Giữ vệ sinh kém có thể khiến cơ thể bạn dễ bị vi khuẩn và virus tấn công do lúc này hệ miễn dịch không còn mạnh như trước. Một số bệnh nhiễm trùng mà bạn mắc phải trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy hiểm hơn, nó còn có thể khiến bé có nguy cơ mắc phải một số dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, việc chú ý giữ vệ sinh cơ thể là điều hết sức quan trọng mà bà bầu cần đặc biệt lưu ý.

6/ Tập điều dưỡng cho thân, tâm thường an lạc; tránh giận dữ, ghen ghét.

Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể.

Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai, dẫn đến những thay đổi đột ngột về tính cách, khí chất tạm thời, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà bầu. Nếu người thân của bà bầu không hiểu được điều đó, rất dễ làm họ rơi vào trạng thái hụt hẫng, mất lòng tin dễ dẫn đến trầm cảm, thậm chí sinh non.

Khi mang thai, các bà bầu hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức. Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình. Thai phụ nên nghe, đọc, xem những điều nhẹ nhàng, vui vẻ. Đọc sách về kiến thức mang thai cũng rất hiệu quả trong việc giúp bà bầu thư giãn.

Tập luyện đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga… vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái. Tuy nhiên, không nên tập luyện tùy tiện, hãy làm theo sự hướng dẫn của các chuyên gia để giữ cân bằng tâm lý.

7/ Kiêng uống rượu, hút thuốc lá, đi giày chật, giày cao gót, đi nhún nhảy.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân…. Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê.

Bạn nên nhớ rằng tất cả những gì bạn ăn, uống đều đi qua nhau thai đến bào thai, con bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nên hãy suy nghĩ kỹ để chọn cho bản thân những thức uống, thực phẩm tốt cho em bé trong bụng.

Chị em cần biết rằng có một số rủi ro dễ dàng nhận thấy khi mang giày cao gót lúc bầu bí là dễ gây té ngã, làm bàn chân dễ sưng phù và là tác nhân chính gây đau hông. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ ngã, đau chân, đau hông khi bầu bí, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót. Thay vào đó, bà bầu nên chọn những đôi giày cao 2-3 phân là phù hợp nhất.

8/ Hạn chế tối đa các thực phẩm dễ gây dị ứng làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu trường hợp dị ứng nặng hơn không điều trị kịp thời có thể gây sảy thai, đẻ non, gây dị dạng thai nhi mà còn tăng nguy cơ bị bệnh cho trẻ sau khi chào đời. Vậy nên với trường hợp của em thì mới nhẹ nên chưa ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên em cần tới bệnh viện chuyên về sản khoa hoặc Da liễu để được bác sĩ chuyên khoa khám cũng như điều trị để tránh tình trạng biến chuyển nặng hơn.

9/ Ngủ, nghỉ đúng giờ. Không nên thức khuya, xem phim bạo lực.

Ban đêm là thời gian để cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày lao động mệt mỏi. Tuy vậy, cuộc sống hiện đại, công việc áp lực, các chương trình giải trí đêm khuya trên truyền hình đã hình thành thói quen đi ngủ muộn của không ít người. Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên thức khuya có nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu máu… cao hơn những người khác.

10/ Tránh uống thuốc, châm cứu, chích lễ, chạy điện, xông hơi bừa bãi.

Khi biết mình có thai, trong trường hợp bạn đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh, hay thế những thuốc có thể gây tác động xấu lên thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viêm bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khoẻ cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.

11/ Thăm khám định kỳ với Bác sĩ chuyên môn về sản phụ khoa.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng, lời khuyên cho các bà bầu là đi khám thai đúng lịch và nên theo dõi ở 1 bác sĩ duy nhất để có được tiến trình thai nhi phát triển chính xác nhất.

Ngoài việc đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, xác định được sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và cho ra đời những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, các bà bầu còn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi và khó chịu mà không phải lúc nào cũng đến khám với bác sĩ được như mệt mỏi vì “thai hành”, đau lưng, đau khớp, chân tay sưng phù đau nhức…

Theo HoaDaVietNam

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay