Những đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ?

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ? – thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Dưới đây là hướng giải quyết chúng tôi dành cho bạn.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hoá cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ xảy ra do vùng cột sống cổ bị viêm dày và dẫn tới hiện tượng lắng tụ canxi trên các dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh gây tê mỏi và đau. Việc rễ thần kinh và tuỷ sống bị chèn ép còn có thể gây ra sự thoát vị của các nhân đĩa đệm.

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ có thể dễ dàng nhận ra đó là tình trạng cổ cứng gặp khó khăn khi xoay chuyển và đi kèm với các cơn đau cổ, sau đó lan dần xuống hai bên bả vai và hai bàn tay, ngoài ra còn có thể có thêm triệu chứng đau đầu không rõ nguyên nhân…

Dấu hiệu nhận biết gai cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay của xã hội. Trước kia bệnh chỉ thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng đang ngày càng có xu hướng dần trẻ hoá, nhất là với đối tượng làm công việc văn phòng thường phải ngồi nhiều mà ít có thời gian vận động.

Bên cạnh đó còn phải kể đến những người làm trong môi trường công việc phải khuân vác nặng nhọc, tạo ra những tác động không tốt lên vùng đầu cổ. Chính những yếu tố này khiến cấu trúc bình thường ở phần cột sống cổ bị sai lệch, gây ra sự biến đổi ở các mô xương, dây chằng mà về sau sẽ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống, đồng thời các gai xương sẽ bắt đầu được hình thành.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh bệnh thoái hoá cột sống cổ

– Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố nghề nghiệp, vì vậy cần phải sắp xếp hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu đến các đốt sống cổ.

– Đối với những người làm văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, có thể tạo thói quen bảo vệ sức khỏe của mình chính ngay tại nơi làm việc, chỉ bằng những động tác luyện tập đơn giản, hạn chế việc ngồi một chỗ quá lâu và kết hợp với chế độ ăn uống thật khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa… để tránh loãng xương. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết và đặc biệt là hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

>> Xem thêmBài tập trị thoái hóa cột sống cổ cực tốt bạn đã biết chưa?

– Bên cạnh đó, ghế làm việc cũng phải được điều chỉnh độ cao sao cho phù hợp với bàn làm việc và máy tính, không được để quá cao hoặc quá thấp. Nếu có thể nên sử dụng máy tính có màn hình thấp nhất từ 17 inch trở lên để giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi và bảo vệ cho cả đôi mắt. Vị trí ngồi cách màn hình tốt nhất là trong khoảng 50 – 66 cm và đặt mắt ở phía trên màn hình để tạo thành góc từ 10 – 20 độ.

Tư thế làm việc phòng trách gai cột sống cổ

– Hãy luân phiên thay đổi tư thế trong lúc ngủ, đừng chỉ nằm 1 hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ khiến cổ bị trật và đau. Không nằm sấp và cũng không nên gối đầu quá cao bởi tư thế này sẽ tăng nguy cơ dẫn đến chứng thoái hóa đốt sống cổ. Chọn cho mình một chiếc gối đầu với độ dày vừa phải và tránh các tư thế ưỡn hoặc cúi gập cổ quá mức.

– Nếu cần một vị thuốc Đông y có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh gai cột sống cổ, các bệnh nhân và người thân có thể cân nhắc sử dụng thuốc Kiên Tý Hoàn do nhà thuốc Hoa Đà bào chế. Đây là phương thuốc nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và đã được kiểm định bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với người dùng.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay