Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?

Hen suyễn là bệnh như thế nào?

Bệnh hen suyễn là do tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp

Theo Cơ Quan Y Tế Thế Giới (OMS) hướng dẫn, hen suyễn là sự tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở kịch phát do nhiều yếu tố tác động với các yếu tố lâm sàng là tắc nghẽn toàn bộ hay một phần phế quản nhưng cũng có thể phục hồi được giữa những cơn co thắt.

Tình trạng tắc nghẽn là do gia tăng đột ngột sự cản trở đường hô hấp với những cường độ kích thích khác nhau, biểu thị bằng sự kéo dài thời kì thở ra. Tóm tắt, hen suyễn chỉ hiện tượng thở đứt hơi, thở mạnh, thở khó, ngộp thở.

Triệu chứng bệnh hen suyễn

Triệu chứng hen suyễn dựa trên tần suất hoạt động của cơn hen

Trước khi tấn công, cơn hen suyễn thường báo hiệu bằng một vài triệu chứng xấu và được phân thành 4 kiểu hen suyễn tuỳ theo tần suất, mức độ phát động mà đặt tên:

Tần suất phát động:

-Loại 1: Rất lâu, thường trên 1 tháng mới phát động một cơn hen suyễn.

-Loại 2: Mỗi tuần phát động một cơn, thường có 4 cơn trong một tháng.

-Loại 3: Phát động nhiều cơn trong một tuần nhưng cách nhật, không đều.

-Loại 4: Lên cơn hen suyễn hằng ngày với bệnh cảnh khó thở liên tục.

Triệu chứng:

Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi là những biểu hiện ban đầu của bệnh hen suyễn

– Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi.

– Ho từng cơn, bồn chồn hoảng sợ, đầy bụng, mệt.

– Khó thở, phải thở gấp, thở ra khó hơn hút vào.

– Trong cơn hen suyễn lồng ngực căng cứng, vẻ mặt và cơ thể tím tái.

– Hơi thở có tiếng đàm rít “khò khè” kéo dài, đứng xa vẫn nghe rõ.

– Sau vài phút hoạt vài giờ cơn hen suyễn sẽ hạ cường độ co thắt, bệnh nhân thở nhẹ hơn.

– Đàm lúc này đặc quánh, khó khạc, trong đàm có những hạt tròn như hạt trai.

– Người bệnh mệt lả, yếu sức, chỉ muốn nằm.

>>> Xem thêm: 5 bài thuốc điều trị hen suyễn từ danh y Đông dược nổi tiếng

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hen suyễn, nhưng dựa trên trên thực tế, các nhà y học thường chia thành 2 nhóm chính:

-Hen suyễn do môi trường bên ngoài tác động gọi là Hen suyễn dị ứng

-Hen suyễn do suy yếu bên trong cơ thể còn gọi là Hen suyễn nội tạng

1/ Hen suyễn dị ứng:

Hen do dị ứng

Đặc điểm của hen suyễn dị ứng gồm 2 phần: Phần vật chất tạo dị ứng (dị nguyên) và phần mẫn cảm (dị ứng) của bệnh nhân khi tiếp xúc.

– Dị nguyên trong nhà gồm có: Bụi nhà, bụi trong chăn gối, lông thú nuôi trong nhà. Nếu mẫn cảm với các dị nguyên này, bệnh nhân thường lên cơn hen suyễn quanh năm, hay xảy ra vào ban đêm hay khi quét dọn nhà cửa. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lí là hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi; nhưng nếu ra khỏi nhà thì bệnh lí sẽ giảm hay biến mất. Riêng mẫn cảm do một số sinh vật nhỏ gồm các loại bọ nhà, cơn hen suyễn cũng sẽ giảm hoặc ngưng hẳn khi sống ở độ cao từ 1,200 mét đến 1,500 mét so với mặt biển.

– Dị nguyên trong không khí gồm có: Các loại phấn hoa, bông cỏ và nấm mốc. Hen suyễn do phấn hoa thường diễn ra theo mùa, nặng nhất vào thời điểm có “mưa phấn hoa”, biểu hiện bệnh lí thường kết hợp giữa hen phế quản với viêm mũi co thắt, viêm kết mạc mắt.

– Dị ứng do nghề nghiệp thường xảy ra khi tiếp cận với việc làm như: Công nhân trong nhà máy dệt, lau chùi ống khói nhà máy, phụ quét rác, sữa chữa đường xá, thợ làm bánh mì. Nếu thay đổi công việc thì hen suyễn sẽ giảm hoặc ngưng hẳn.

– Dị nguyên do ăn uống bao gồm một số hải sản như tôm, cua, một vài loại rau quả như cà chua, rau xanh, một vài thực phẩm thông dụng như trứng, chocolat, phẩm nhuộm thực phẩm và một số loại thuốc uống trong đó có aspirine. Các nhà y học ghi nhận, từ 2-4% bệnh nhân bị hen suyễn do dùng aspirine. Biểu hiện lâm sàng thường thấy: Tắc mũi mãn tính do co thắt vận mạch dẫn tới nguy cơ tạo Polip mũi,viêm xoang kèm theo hiện tuợng dày cứng các niêm mậctọ thành thể “viêm đa xoang phì đại”, ngoài ra con có thể kết hợp cả mề đay, phù mạch, phù vùng cuống lưỡi gây ngạt thở rất nguy hiểm dễ gây chết người.

Biểu hiện lâm sàng bệnh hen suyễn do dị nguyên gồm có:

– Thời gian lên cơn tuỳ thuộc vào 2 yếu tố:Thời gian tiếp xúc và đề kháng của cơ thể(sức khoẻ)

– Phần đông bệnh nhân có tiền sử mắc thêm một vài chứng bệnh khác như: Bệnh chàm, mề đay, phù, viêm mũi co thắt hoặc trong gia đình có người bị hen suyễn.

2/ Hen suyễn nội tạng:

Hen do nội thân

Đây là dạng hen suyễn phát xuất từ nội thân nhưng không loại trừ nguyên nhân tiếp xúc với bên ngoài làm tăng hoạt tính của phế quản không đặc hiệu. Một số người khoẻ mạnh trên 50 tuổi khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi do xe cộ thải ra, uống rượu, ngửi mùi gia vị cay nồng liền bị kích thích và lên cơn hen suyễn dưới dạng “viêm phế quản co thắt”. Điều đáng chú ý là trên lâm sàng “viêm phế quản co thắt” và “hen phế quản dị ứng” thực tế rất khó phân biệt vì 2 loại này thường xen lẫn vào nhau.

– Hen suyễn và viêm mạch máu: Hen suyễn có thể là dấu hiệu tiên báo một trong nhiều chứng của viêm động mạch hoại tử.

– Hen suyễn do gắng sức:Đây là trường hợpvận dụng quá tải về thể lực, thở mạnh , gây phản xạ thần kinh phế vị, làm giảm lượng CO2 trong máu hoặc do ảnh hưởng bởi không khí lạnh gây khó thở dẫn tới kích thích cơn hen suyễn khởi động. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau ngưỡng kích thích cơn hen suyễn sẽ giảm hoặc hết.

– Hen suyễn và nội tiết tố: Trường hợp này có liên hệ đến vai trò của hormone.Một số bệnh nhân bị hen suyễn từ bé nhưng có thể giảm hoặc hết khi lơn lên ở tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành, nhất là nam giới. Riêng nữ giới, cơn hen suyễn phức tạp hơn,có người giảm hay hết vào thời kì mang thai trong khi nhưng người khác lại nặng thêm hoặc mỗi lần hành kinh hay mang thai có cường độ hen suyễn khác nhau, thậm chí tới tuổi mãn kinh mới thấy cơn hen suyễn mắc phải từ 20-30 về trước tưởng đã khỏi nay lại tái phát.

– Hen suyễn và yếu tố tâm lí: Mọi sự biến động về tâm lí gián tiếp gây ảnh hưởng, làm tăng hoặc giảm cơn hen suyễn. Một người bị chấn thương về tình cảm, âu lo cho cuộc sống, phiền não về bệnh tật, buồn rầu chuyện gia đình thì thường thấy bệnh nhẹ biến thành nặng. Trái lại, thái độ lạc quan, sinh khí chung quanh tràn đầy hạnh phúc thì bệnh nặng hoá nhẹ hoặc biến mất.

Giải pháp cho người bệnh hen suyễn Combo điều trị hen phế quản – Đông dược Công Đức

Combo hỗ trợ điều trị Hen phế quản – Đông dược Công Đức

Combo điều trị hen phế quản gồm 3 sản phẩm Kim quỹ thận khí, Tâm mạch 2, Thanh can với công dụng bổ phế, hoạt huyết, bồi bổ sinh khí giúp giảm suy nhược, hạn chế các cơn ho.

Với thành phần thảo dược đặc trị trong điều trị hen phế quản như

  • Chè vằng (90mg): có tác dụng hạ huyết áp, chống ưng thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, kích thích sự ngon miệng, cải thiện tiêu hóa ở mức vừa phải.
  • Xuyên tâm liên (45mg): có vị đắng mát, thanh nhiệt, giải độc, chữa viêm họng, viêm amidan, cảm mạo.
  • Đan sâm (45mg): tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phổi, ho gà.

Không chỉ giúp hạn chế các cơn ho do hen mà còn kháng khuẩn, giải độc để ngăn ngửa bệnh tái phát. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về công dụng của sản phẩm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay