Rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt dưới góc độ Đông Y

rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là những dấu hiệu bất thường chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.

Kinh nguyệt bình th­ường 28, 30 ngày một lần hành, nếu Dư­ơng thịnh thì kinh tới sớm, nếu phần Dư­ơng bất cập thì kình tới muộn. Nếu kinh ra lúc nhiều lúc ít, lúc dứt hẳn lúc làm băng lậu hay rong kinh không cầm đều do âm d­ương thịnh suy sinh ra.

Rối loạn kinh nguyệt: là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.

Giao hợp nhiều thì tinh kiệt, đẻ nhiều thì huyết khô, cả hai thứ đều làm sai vòng kinh nguyệt, trồi sụt nhiều ít vô chung. Cũng còn do huyết mạch ở Xung Nhâm bị th­ơng tổn mà kinh không đều, ăn uống sút kém, vinh vệ suy vi đều là nhân tố ảnh h­ưởng.

Về chứng kinh ra nhiều và ra trư­ớc kỳ là do D­ương khí lấn vào âm nên huyết chạy lan tràn. Chứng kinh ra ít và sau kỳ là do âm khí lấn vào dư­ơng thì tử cung lạnh, khí cũng lạnh, huyết không vận hành đ­ược.

Phân biệt chứng trạng rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bế kinh có thể do Tỳ vị hư, thân thể gầy ốm, khí huyết lưỡng hư nên không thề hành kinh

Mỗi tháng một lần hành kinh là bình thư­ờng. Kinh ra tr­ước kỳ, san kỳ, trư­ớc sau hỗn loạn, bế kinh, đều là dấu hiệu có bệnh.

Phụ nữ 3 tháng thấy kinh một lần gọi là “cư kinh” , 1 năm thấy kinh 1 lần gọi là “ty niên” , cả đời không thấy kinh mà thụ thai gọi là “ám kinh” , sau khi thụ thai rồi mà hằng tháng vẫn thấy kinh và sinh con gọi là “thịnh thai” hay “cấu thai” , thụ thai đư­ợc vài tháng bỗng nhiên ra huyết nhiều mà thai vẫn bình yên gọi là “lậu thai” .

Nếu bên trong huyết ứ ch­ưa sạch, ngoài bị cảm nhiễm phong, hàn, tháp nhiệt, thử hoặc ăn đồ sống, lạnh, thất tình uất kết làm kinh nguyệt rối loạn gọi là chứng huyết trệ” .

– Sau khi sạch kinh mà giao hợp quá nhiều hay lao động quá sức khiến kinh nguyệt hỗn loạn gọi là chứng “huyết khô”.

– Kinh nguyệt là âm huyết, âm theo dương tức phối hợp với khí, tuỳ theo khí mà thành hình: Khí nhiệt thì huyết nhiệt, khí hàn thì huyết hàn, khí trệ thì huyết trệ. Kinh ra hòn cục hay kinh sắp hành mà đau bụng là do khí ngưng kết lại. Kinh hành rồi mới đua bụng là khí huyết đều hư.

– Sắc kinh màu nhợt là do khí hư mà có nước lẫn vào. Sắc kinh màu tía là do khí nhiệt, sắc kinh màu đen là do cực nhiệt.

– Phụ nữ bế kinh, có thể do nhị dương (Túc dương minh mạch của vị) có bệnh, Tâm Tỳ phát sinh, tình chí u uất. Không bộc lộ được ẩn tình thì kinh không hành, có thể biến thành chứng “Phong tiêu” (co giật) hoặc phát chứng “Tức bôn” (suyễn thở), chết không chữa được.

– Phụ nữ bế kinh có thể do Tỳ vị hư, thân thể gầy ốm, khí huyết lưỡng hư nên không thề hành kinh. Cũng còn do lao tâm quá độ, hoả bốc lên trên, không thông xuống bào mạch nên kinh nguyệt không hành. Có thể vì cơ thể đẫy đà béo tốt, mỡ dày, đàm nhiều bó chặt huyết hải nên bế kinh.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

đông y chữa vô sinh ở nam giới 2

Thang thuốc Đông y giúp chữa rối loạn kinh nguyệt

Y thư kim cổ bàn về kinh nguyệt phụ nữ cùng phương pháp điều trị xưa nay vốn là bộ môn được chăm lo chu đáo nhất, sách vở đầy đủ nhất, có nhiều thầy thuốc trình bày sở kiến nhất.

Nhưng xét cho kỹ, chỉ có lý luận của danh y Phó Thanh Chủ, một thầy thuốc nổi tiếng đời Nhà Thanh, Trung Quốc, là uyên bác và thực nghiệm mang lại nhiều thành công hơn cả.

Do đó, những bài thuốc hướng dẫn về “Phụ khoa” trong tập sách này hầu hết được trích dẫn từ quyển “Thanh Chủ – Nữ Khoa” của danh y Phó Thanh Chủ, một kiệt tác y học vượt thời gian.

Bài thuốc: “Định kinh thang” của danh y Phó Thanh Chủ.

– Triệu chứng:KINH THỦY TIÊN, HẬU VÔ ĐỊNH KỲ” (Kinh nguyệt trồi, sụt không đúng kỳ, sớm muộn bất thường).

– Biện chứng Đông y: Do Can khí uất, Thận cũng bị uất.

– Pháp trị: Thư Can giải uất, điều kinh.

– Công thức:

Dương quy                 25g (rửa rượu)

Bạch thược                 35g (sao rượu)

Thỏ ty từ                     35g (sao rượu)

Hoài sơn                     18g (sao vàng)

Thục địa                     18g

Phục linh                    12g

Hắc kinh giới              08g

Sài hồ                         02g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 2 thang kinh thủy sạch, uống 4 thang thì kinh ra đúng kỳ.

Bàn luận:

Danh y Phó Thanh Chủ giải thích: “Phụ nữ có người kinh nguyệt vừa hết rồi lại có hay khi trồi khi sụt không đúng kỳ. Người đời cho là “khí huyết đều hư”, còn ta thì cho rằng do “uất khí” ở Can Thận.

Bởi vì kinh thủy phát xuất từ Thận mà Can là con của Thận (theo Ngũ hành sinh khắc thì Thận thuộc Thủy, Can thuộc Mộc, Thủy sinh Mộc, tương sinh) Can bị uất thì Thận cũng bị uất, đó là cái lẽ đương nhiên.

Nay kinh khi trồi khi sụt, khi hết khi có, chính vì cái “khí” ở Can khi bế khi thông vậy.

Can khí uất thì Thận cũng uất, không thông. Con với mẹ là chỗ tương quan, con có bệnh thì mẹ làm sao mạnh được, cũng là cái lý hiển nhiên chứ còn ngờ gì nữa. Pháp trị phải thư Can giải uất, tức là khai luôn cái uất ở thận.

Bài thuốc này là thuốc giải uất cho Can Thận, không phải là thuốc thông kinh; bổ cái tinh cho Can Thận không phải là thuốc lợi thủy.

Bởi vì cái khí ở Can Thận mà được thư hòa thì tự nhiên cái tinh được không, khi cái tinh ở Can Thận được vượng thì tự nhiên chân thủy được lợi. Không phải trị bệnh mà là trị bệnh, thế mới là khéo trị bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi dùng “Kinh Nguyệt Định Kỳ” bởi sản phẩm được bào chế từ thành phần thảo dược Đông y  thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe, do đó bạn cũng không cần phải lo lắng đến bất cứ tác dụng phụ nào.

Kinh nguyệt định kỳ

Thành phần: Đương qui, Bạch thược, Thỏ ty tử, Hoài sơn, Thục địa, Phục linh, Kê huyết đằng, Diên, Hồ sách, Hương phụ, Uất kim, Kinh giới.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, trồi sụt thất thường, đau bụng kinh, đau lưng, sốt, nôn ói, bế kinh, thiếu máu, tê tay, rối loạn hormone…

Tóm lại, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt cần đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất, tránh tính trạng dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Theo HoaDaVietNam

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay