6 dược thảo dùng trong điều trị vảy nến

Điều trị bệnh vảy nến bằng thảo dược không còn xa lạ nữa. Bài viết này tổng hợp 6 thảo dược được các Đông y nổi tiếng sử dụng để chữa vảy nến bởi sự hiệu quả của nó. Cùng xem nhé!

1/ Goldenseal

Goldenseal

Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ (rhizomes, roots).

Tác dụng: có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, tẩy độc cơ thể, chống nhiễm trùng, nâng cao hệ thống miễn nhiễm, hạ huyết áp, chống ung loét.

Trong bệnh vảy nến, Goldenseal chống nhiễm trùng, tẩy độc, hạ sốt rất hay.

2/ Sarsaparilla

Sarsaparilla

Là tên gọi chung khoảng 200 loài cây cỏ có thân leo thuộc chi Smilax, họ hành tỏi Liliaceae. Trên thế giới hiện nay có 5 loài Sarsaparilla, được dùng nhiều nhất là:

  • Smilax aristolochiaefolia ở Mexico,
  • Smilax febrifuga ở Ecuador,
  • Smilax regelii và Smilax officinalis ở Honduras và Brazil,
  • Smilax glabra tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên và Việt Nam với tên gọi Thổ phục linh hay củ Kim cang, củ khúc khắc.

Bộ phận dùng thuốc: rễ củ.

Tác dụng: chống nhiễm trùng, lọc máu, làm giảm mức tác hại tế bào da do tổn thương.

Thực tế, Sarsaparilla được dùng để trị bệnh chàm, vảy nến, ngứa da, mụn giộp.

Ngoài ra, Sarsaparilla còn trị bệnh động kinh, thấp khớp, bệnh giang mai, nhiễm trùng đường tiểu, tẩy độc, bệnh vàng da và giúp tăng sinh lực.

Trong bệnh vảy nến, Sarsaparilla có công năng lọc máu, chống viêm tấy, nâng cao sức khoẻ.

3/ Milk thistle

Milk thistle

Tên khoa học Silybum marianum; thuộc họ cúc Compositae, là một loại dược thảo quý của Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc Châu.

Bộ phận dùng làm thuốc: quả, lá, hạt (fruits, leaves, seeds) nhưng hạt được dùng rộng rãi nhất.

Thành phần hoá học: gồm hợp chất Silymarin, một thánh dược chống oxy-hoá, không có loại Đông dược nào sánh bằng.

Là một dược liệu cực quý bảo vệ tế bào gan, kích thích sinh sản tế bào gan mới, tẩy độc, kháng siêu vi B, C, trị xơ gan, sưng gan, yếu gan.

Tác dụng: Trong bệnh vảy nến, Milk thistle có tác dụng nâng cao hệ thống miễn nhiễm, lọc máu, chống ngứa.

4/ Dandelion

chữa xơ gan bằng bồ công anh trung quốc

Dandelion

Tức cây bồ công anh bên Đông dược, tên khoa học Taraxacum officinale, thuộc họ cúc Asteraceae. Dược thảo nầy tìm thấy tại nhiều nước ở Á Châu và Âu Châu.

Bộ phận dùng làm thuốc: lá và rễ, có thể dùng toàn cây.

Tác dụng: Trong bệnh vảy nến, Bồ công anh có tác dụng lọc gan, lọc máu, chống ung nhọt (boils, abscesses).

5/ Chaparral

Chaparral

Là loại cây bụi (scrub), mọc hoang ở các vùng sa mạc Tây-Nam Hoa Kỳ như tiểu bang Texas, California và miền Nam nước Mexico, cao chừng 3-9 feet (1-2,7 mét), lá mọc đối cành, mỗi lá phân thành 2 lá chét màu xanh olive, hoa vàng 5 cánh như hoa mai, quả chín hình cầu được phủ bên ngoài một lớp lông tơ như hoa trinh nữ màu trắng mịn.

Cây Chaparral xuất hiện trên địa cầu ước chừng 12000 năm sau thời kỳ băng hà cuối cùng, sống rất khoẻ dù sa mạc không có mưa mà vẫn xanh tươi.

– Bộ phận dùng làm thuốc: lá hoặc toàn phần cây trên mặt đất.

– Tác dụng: được dùng rộng rãi tại Hoa Kỳ trị rối lọan dạ dày, chứng tiêu chảy, trị ho, đau nhức do phong thấp, viêm đường tiểu, nhiễm trùng do bệnh hoa liễu, lá non trị đau răng. Thuốc đắp ngoài trị viêm da như bệnh chàm, vảy nến, viêm tấy, chứng phát ban.

Là một chất đắng, có công năng chống tác nhân độc hại từ bức xạ mặt trời, bảo vệ cơ thể kháng lại việc hình thành tế bào u bướu, ung thư đặc biệt là ung thư máu.

Năm 1996, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chứng minh rằng chất lignans có tác dụng chống virus, kháng vi khuẩn HIV trong bệnh AIDS. Tuy nhiên, không được dùng liều cao có hại cho gan.

6/ Yellow dock

Yellow dock

Còn gọi là Curled dock, tên khoa học Rumex crispus, thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Yellow dock được tìm thấy ở Châu Âu và Châu Phi.

Ở Việt Nam cũng có một vài loài Yellow dock với tên khoa học Rumex sinensis, Rumex maritinus và Rumex wallachii được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian với tên lưỡi bò (ngưu thiệt), chút chít.

– Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ.

– Tác dụng: lọc máu, cải thiện hoạt động của gan và ruột già, trị táo bón, thiếu máu, các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng do chàm, vảy nến, phong ngứa, ban chẩn.

Theo kinh nghiệm, nếu Yellow dock dùng chung với sarsaparilla trị bệnh ngoài da sẽ có tác dụng cao hơn.

Trong bệnh vảy nến, Yellow dock giúp bảo vệ da, chống ung nhọt, giảm ngứa.

>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến

Công thức thuốc đắp ngoài da cho người bệnh vảy nến:

Dandelion              200g

Chaparral               200g

Yellow dock             200g

Cách làm: bỏ 3 vị dược thảo vào một cái nồi nhỏ, thêm 1 lít nước. Nấu với lửa nhỏ cho sôi nhẹ, thỉnh thoảng trộn đều, bao giờ gần cạn thì nhắc xuống. Chiết lấy nước cao lỏng.

Cách dùng: dùng 1 miếng vải sạch, nhúng vào nước thuốc và đắp kín lên vết thương sau khi đã sát trùng cẩn thận, ngoài băng thêm một lớp keo mỏng không thấm nước. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi bệnh khỏi.

Công dụng: chống viêm tấy, giảm ngứa, làm mịn da và lành vết thương.

Trên đây là tổng hợp 6 loại thảo dược quý chữa bệnh vảy nến được các đông y sỹ sử dụng trong điều trị vảy nến. HoaDaVietNam hy vọng với chia sẻ này bạn sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh vảy nến.

Gợi ý giải pháp cho bệnh nhân bị vảy nến

Liệu trình hỗ trợ điều trị Vảy nến

Combo hỗ trợ điều trị Vẩy Nến – Chàm với các sản phẩm thảo dược đặc trị như Thanh nhiệt, Giải độc, Thanh huyết nhiệt, Can huyết, ngoài thanh huyết, thanh lọc cơ thể còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đề phòng bệnh tái phát.

Một khi cơ thể khỏe mạnh, độc tố được đào thải, máu huyết lưu thông đều đặn sẽ hạn chế các loại bệnh về da liễu, đặc biệt là căn bệnh phiền toái vảy nến.

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay