Nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu bệnh vảy nến

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến là gì? Bài viết này sẽ chia sẻ những tổng hợp về bệnh vảy nến, căn bệnh ngoài da gây ám ảnh với nhiều người. Cùng xem nhé!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến do sự tăng sinh qua nhanh của biểu bì

1/ Theo Y học hiện đại

  • Do sự tăng sinh qua nhanh của biểu bì.

Chu kỳ đời sống của tế bào da là 28 ngày, gồm 14 ngày hình thành lớp sừng và thêm 14 ngày để bong ra hay lột đi.

Trong bệnh vảy nến, chu kỳ từ tăng sinh đến sùng hoá chỉ có 4 ngày, một thời gian cực ngắn không đủ để lớp ngoại bì tự huỷ. Đây là lý do tại sao lớp sừng hoá trở nên dày cộm, vừa bong ra là có lớp khác xuất hiện tức khắc.

  • Dựa trên chủng tộc, sắc dân da trắng có khuynh hướng nhiễm bệnh cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ dân da trắng bị bệnh vảy nến (psoriasis) chiếm khoảng 21%, trong khi dân da đen và các dân tộc sống trong vùng nhiệt đới chỉ chiếm khoảng 2-4%.

  • Bệnh có tính di truyền

Vì tỷ lệ HLA (human leukocyte antigens) của đa số thân nhân người mắc bệnh vảy nến đều cao hơn bình thường.

2/ Theo Đông y

Đông y học gọi bệnh vảy nến là “Bạch sang” hay “Tùng bì tiển”.

Về nguyên nhân, Đông Y cho rằng:

– Do huyết nhiệt bên trong cảm thụ phong tà bên ngoài, lâu dần phong làm huyết táo không thể nuôi dưỡng lớp ngoại bì nên sinh bệnh.

– Thuộc loại mãn tính, dễ tái phát vào mùa đông.

– Có 2 thể bệnh: thể “Phong huyết nhiệt” và thể “Phong huyết táo”.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh vảy nến

Da đóng vảy bạc và gây ngứa là biểu hiện của bệnh vảy nến

– Da có những đốm tròn ửng đỏ lúc đầu.

– Một thời gian sau phát triển thành những mảng to (plaques) màu đỏ thẫm.

– Trên mặt da đóng một lớp vảy dày (lớp sừng) màu trắng bạc.

– Ngứa có thể nhẹ hơn bệnh chàm (eczema).

– Bệnh thường xuất hiện ở cánh tay, khuỷu tay, sau vành tai, da đầu, lưng, chân và đầu gối.

– Bệnh phát triển nhanh khi gặp môi trường xấu như căng thẳng thần kinh, thực phẩm dị ứng (food allergies). Ở một số người bệnh còn thấy đau các khớp xương giống như triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis).

>> Xem thêm: https://hoadavietnam.com/6-duoc-thao-dung-trong-dieu-tri-vay-nen/

Điều trị bệnh vảy nến

Vitamin A là sinh tố quan trọng giúp cải thiện tế bào da bị rối loạn, tẩy độc cơ thể

– Vitamin A: 50000 IU/ngày (có thai không nên dùng), là sinh tố quan trọng giúp cải thiện tế bào da bị rối loạn, tẩy độc cơ thể.

– Vitamin E: 400 IU/ngày, là sinh tố giúp da mịn, chống lão hoá tế bào.

– Selenium: 200mcg/ngày. Có công dụng chống nhiễm độc, nâng cao hệ thống miễn nhiễm. Nếu dùng chung với Vitamin E, tác dụng bổ trợ càng mạnh.

– Zinc: 30mg/ngày, là một chất khoáng, giúp nâng cao hệ thống miễn nhiễm, làm lành vết thương.

– Dầu Flaxseed: 1 muỗng canh/ngày, là loại dầu thực vật, chiết xuất từ hạt lanh, rất giàu nguồn axit béo thiên nhiên omega-3, magnesium, potassium, fiber, vitamin B, zinc và protein. Nó có tác dụng làm giảm đau, chống viêm tấy, sưng phồng.

Bài viết này là những chia sẻ về bệnh vảy nến, HoaDaVietNam hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho những người đang phải chịu đựng sự khó chịu của căn bệnh này.

Gợi ý giải pháp cho bệnh nhân bị vảy nến

Liệu trình hỗ trợ điều trị Vảy nến

Combo hỗ trợ điều trị Vẩy Nến – Chàm với các sản phẩm thảo dược đặc trị như Thanh nhiệt, Giải độc, Thanh huyết nhiệt, Can huyết, ngoài thanh huyết, thanh lọc cơ thể còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đề phòng bệnh tái phát.

Một khi cơ thể khỏe mạnh, độc tố được đào thải, máu huyết lưu thông đều đặn sẽ hạn chế các loại bệnh về da liễu, đặc biệt là căn bệnh phiền toái vảy nến.

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay