Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

loét dạ dày tá tràng 3

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng dạ dày hoặc tá tràng bị chất acid hay pepsin xâm thực làm vỡ hoặc thủng lớp niêm mạc còn gọi là màng nhày, gây hư hỏng cơ thể bảo vệ khu trú.

Ổ loét là những thương tổn được giới hạn trong phạm vi chỗ cơ niêm mạc thủng. Theo thống kê năm 2001 của Mỹ cho biết, số lượng người bị viêm loét dạ dày chiếm tỷ lệ cao gấp 5 lần hơn bị viêm loét tá tràng và đàn ông có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ gấp 3-4 lần. Một điểm đáng chú ý khác là viêm loét tá tràng thường xảy ra sớm, trong độ tuổi từ 30-55 tuổi còn số người bị bệnh viêm loét dạ dày lại thường ở độ tuổi cao hơn, từ 55 đến 70 tuổi.

loét dạ dày tá tràng 1

Loét dạ dày-tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương

Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng theo y học hiện đại

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), đây là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Đa số các bác sĩ sẽ sử dụng các loại trụ sinh (NSAIDs) như annoxycillin, clarithromycin, clary,…để diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên, theo báo cáo y khoa, tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát sau 1 năm điều trị lên tới 70-85%. Kiểm tra nội soi ghi nhận ổ loét không lành.
  • Nhân tố kích thích: Hút thuốc lá liên tục nhiều năm, tinh thần quá căng thẳng là 2 trong số yếu tố gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Thế nhưng, chế độ ăn uống bừa bãi và rượu lại không phải là thủ phạm đáng nguyền rủa.
  • Do dùng thuốc gây tác dụng phụ, trong đó phải kể đến các loại salicylates và trụ sinh (NSAIDs). Chúng kích thích việc hình thành ổ loét vì ức chế sự điều tiết là chất ngăn chặn tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Ngoài ra, bệnh viêm gan, bệnh tụy tạng, bệnh Crohn, hội chứng Zollinger-Ellison cũng góp phần vào nguyên nhân tạo ra viêm loét dạ dày – tá tràng.

Khuẩn HP hay tác dụng phụ của thuốc là những nguyên nhân gây bệnh loét dạ da-tá tràng

Theo Tiến sĩ James A.Duke (Mỹ) cho biết, riêng tại Hoa Kỳ, cứ 10 người dân thì có 1 người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và mỗi năm khám phá thêm khoảng 1.000.000 ca bệnh mới, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh chiếm gấp 4 lần phụ nữ, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Viêm mũi dị ứng cũng có khuynh hướng tạo ra loét. Theo một cuộc nghiên cứu gần đây ghi nhận 98% người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng đều có dị ứng đường hô hấp.

2. Loét dạ dày – tá tràng theo Đông Y

Y học cổ truyền xếp dạ dày-tá tràng vào phạm vi “Tỳ vị”. Trong “Thiên khôn thái chân”, Hải Thượng Lãn Ông lý giải “Sự sống con người lấy tỳ vị làm chủ, Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp.

Một bên nạp, một bên vận hóa, chuyển biến thức ăn thành chất tinh hoa sinh ra tinh khí nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt khắp kinh mạch và lạc mạch toàn thân.”

Y học cổ truyền qui kết vào 3 căn nguyên chính, có tương quan với nhau, phát sinh bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng:

a. Tỳ vị hư yếu: Theo sách Hoàng Đế Nội Kinh và Trung Y học chuẩn đoán lý luận

Tỳ hay lá lách là nơi vận hóa dinh dưỡng đi toàn thân

Tỳ (lá lách) làm chủ ở trung niệu, quan hệ biểu lý, chủ yếu vận hóa thực phẩm và nước uống, dinh dưỡng toàn thân; đồng thời chủ về da thịt, thống nhiếp huyết dịch.

Tỳ khí hư thì ăn uống kém sút, khó tiêu, bụng trướng, đại tiện lỏng, suy nhược, sắc mặt vàng úa, mất khả năng thống nhếp huyết dẫn tới tình trạng tiện huyết, băng huyết hay rong huyết ở phụ nữ.

Vị (dạ dày) là cái bể chứa cơm nước, chủ việc thu nạp. Phần ăn uống không tiết lộ, no đói thất thường, nóng lạnh chợt biến đều ảnh hưởng tới vị. Chứng trạng chủ yếu của vị gồm: Vị hàn, Vị nhiệt, Vị thực, Vị hư.

Vị hay dạ dày là bể chứa thức ăn

  • Chứng vị hàn có hiện tượng đau liên miên, nôn nửa nước trong, tay chân quyết lãnh, thích ấm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch đi trì.
  • Chứng vị nhiệt có hiện tượng khát nước uống luôn, dễ đói bụng, xót ruột, hôi miệng, răng lợi sưng, đau hay chảy máu, lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch đi hoạt sắc.
  • Chứng vị thực có biểu hiện ăn không tiêu, trướng đau, ợ hôi, mửa ra nước chua, táo bón, rêu lưỡi vàng dày, mạch đi hoạt đại hay trầm thực.
  • Chứng vị hư có hiện tượng bụng no đầy, không muốn ăn vì ăn vào khó tiêu, lưỡi nhợt ít rêu, mạch nhược.

b. Dinh dưỡng không đúng – nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng

Chế độ ăn không lành mạnh là một trong những yếu tố chính gây loét dạ dày-tá tràng

“Trăm bệnh đến từ cửa miệng” (Danh y Hải Thượng Lãn Ông). Đúng vậy, nguyên nhân sinh bệnh từ miệng đưa vào, dùng các vị cay, nóng, sống lạnh cùng rượu chè thái quá, ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng khác, gây ra đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi, cồn cào, nôn mửa…

Ăn uống no đói thất thường, lạm dụng nhiều chất dầu mỡ, thực phẩm sống lạnh, uống rượu vô độ, đồ ăn cay nóng quá đều có hại, gây thương tổn chức năng tỳ vị.

c. Tinh thần căng thẳng dễ gây ra loét dạ dày-tá tràng

Khi căng thẳng thần kinh thì khì uất, mà khí uất thì thương can, can mộc vốn khắc tỳ thổ nên can khí phạm vị khiến cơ năng lo việc tiêu hóa hấp thu rối loại, lâu ngày phát sinh bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: khác nhau tùy theo từng loại viêm loét

loét dạ dày tá tràng 3

Đau thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trừng của loét dạ dày-tá tràng

– Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất nhưng bệnh nhân lại không đau

– Đau lâm râm, âm ỉ, có những đợt gia tăng cơn đau, đau có chu kỳ về thời gian (ngày, giờ hay mùa trong năm)

  • Nếu đau do loét dạ dày thì mỗi ngày cơn đau thường xảy ra vào lúc bụng no, 1-2 tiếng đồng hồ sau bữa ăn.
  • Nếu đau do loét tá tràng thì mỗi ngày cơn đau thường xảy ra vào lúc bụng đói, sau bữa ăn độ 4-5 tiếng đồng hồ, ăn vào thấy giảm đau.
  • Nếu đau do loét bờ cong nhỏ dạ dày hay tá tràng thì thường xảy ra vào ban đêm, khoảng 1-2 giờ sáng. bệnh nhân phải thức giấc vì cơn đau kèm theo hiện tượng buồn nôn, miệng ứa đầy nước trong.

Vị trí chuẩn đoán: Nếu loét dạ dày thì thường đau ngay dưới xương ức hoặc bên trái. Còn bị loét tá tràng thì đau cùng thượng vị hay bên phải.

– Trong cơn đau có thể đau tại chỗ, có khi đau thốc ra sau lưng lan ra cả 2 bên sườn hay lên tới ngực, đau âm ỉ hay đau tức khó chịu.

– Trạng thái cả chu kỳ đau thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ổ loét to và sâu thì đau nhiều và kéo dài, ổ loét lâu ngày thì đau dai dẳng lúc giảm lúc tăng không nhất định, người bệnh làm việc căng thẳng hoặc ăn uống không đúng cách thì cơn đau cũng biến hóa

– Triệu chứng phụ: Kèm theo cơn đau là nôn mửa, lợm giọng, ợ hơi, ợ chua, ăn chậm tiêu, đầy bụng, cảm giác nóng dạ dày.

– Triệu chứng toàn thân: Do cơn đau sinh ra mất ngủ, sụt cân, rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon miệng, tiêu chảy hay táo bón, thiếu máu hoặc chảy máu đường tiêu hóa kéo dài.

Biến chứng loét dạ dày-tá tràng

Biến chứng của bệnh loét dạ dày-tá tràng là vô cùng nguy hiểm

– Hẹp môn vị: thường gặp ở bệnh nhân bị loét tá tràng và bờ cong nhỏ gây hẹp môn vị, ấn vào dễ nôn, lắc bụng nghe tiếng óc ách

– Xuất huyết dạ dày: là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị loét tá tràng do ổ loét ăn thủng động mạch.

  • Nếu xuất huyết nhiều thì nôn ra máu tươi hoặc đen, tiêu ra máu, phân đen, người bệnh hoa mắt, vã mổ hôi, tay chân lạnh, huyết áp hạ, sắc mặt tái nhợt
  • Nếu xuất huyết ít, người bệnh khó phát hiện, phải nhờ xét nghiệm tìm máu trong phân

– Thủng dạ dày – tá tràng: do ổ loét ăn sâu tới ngoài, vỡ lan ra, khiến cho thức ăn, dịch dạ dày, không khí tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Lúc này bệnh nhân kếu đau dữ dội, phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu ngoại khoa. Khám bụng thấy cứng và đau, gõ mất ranh giới vùng gan. Có khi ổ loét thủng vào các cơ quan lân cận như tụy, túi mật, gan, gây biến chứng nguy hiểm.

– Ung thư hóa: Vết loét có thể chuyển sang ung thư hóa và thường gặp ở những người bị loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bệnh nhân đau nhiều, sút cân nhanh. mất biểu thị đau theo chu kỳ.

Phân biệt cơn đau loét dạ dày-tá tràng với các cơn đau khác

Cần phân biệt cơn đau do viêm loét dạ dày-tá tràng với những cơn đau do một vài cơ quan khác nằm sát gần.

  • Sỏi mật, viêm túi mật: Đau từng cơn không có chu kỳ, đau ở vùng hạ sườn phải hoặc an lên tới bả vai. Siêu âm hoặc chụp X-ray đều thấy rõ.
  • Viêm tụy mãn tính: Thường đau thắt phía trên hốc sườn bên trái, kèm theo nôn hay buồn nôn. Xét nghiệm sẽ thấy amylase trong nước tiểu và máu tăng cao.
  • Nguyên nhân khác: Viêm loét ruột già, khối u trong ruột non, sỏi thận cũng có những cơn đau dạ dày-tá tràng.

Điều trị viêm loét dạ dày-tá tráng

Đông dược được đánh giá cao trong điều trị loét dạ dày-tá tràng

Bài thuốc “Hương sa lục quân tử thang” – Sắc uống ngày 1 thang

Nhân sâm…………..12g

Phục Linh…………..16g

Bạch truật (sao)….16g

Cam thảo (nướng)..10g

Trần bì……………….06g

Chế bán hạ………..10g

Mộc hương…………06g

Sa nhân nhục……..10g

Sinh khương……….3 lát

Đại táo……………….2 quả

Công dụng: Bổ khí, ích tỳ. Trị tất cả các chứng dương hư khí nhược, tỳ suy, phế tổn không thiết ăn uống, cơ thể gầy mòn, da nhăn tóc rụng, nói yếu sức, tay chân bủn rủn, sắc mặt vàng da hay trắng bệch.

Sản phẩm Dạ dày Hoa Đà được kế thừa từ bài thuốc “Hương sa lục quân tử thang” với các thành phần đặc trị bệnh loét dạ dày-tá tràng như Hồng sâm, Bạch truật, Phục linh, Nhục quế, Sơn tra, Chỉ xác, Hậu phác, Cam thảo, Mộc hương, Diên hồ sách, Trần bì, Khương hoàng.

Công dụng chính

  • Giúp điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, no hơi, sình bụng, ợ chua, nóng xót, buồn nôn, biếng ăn, bần thần mệt mỏi, đi cầu phân sống, táo bón lâu ngày.
  • Giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh viêm loét dạ dày, loét tá tràng, ung viêm ruột, ung thư dạ dày, đau bụng, đau bao tử do ăn uống thất thường, hay do stress.
  • Nâng đỡ hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu để hấp thụ các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời làm sạch đường ruột, tăng vi khuẩn có lợi, thải các vi khuẩn có hại và các chất cặn bã bám ở thành ruột ra ngoài một cách hữu hiệu.

>> Xem thêm: Vị quản thống – Đông dược Công Đức

>> Các bài thuốc dân gian điều trị loét dạ dày-tá tràng

Có thể thấy, viêm loét dạ dày – tá tràng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người, thậm chí làm gián đoạn công việc và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Để điều trị hiệu quả và dứt điểm căn bệnh này, hãy chọn Dạ dày Hoa Đà. Khi sử dụng sản phẩm để điều trị bệnh dạ dày, bạn sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực rõ ràng.

Để đặt mua sản phẩm, bạn hãy liên hệ ngay Hotline: 028 7308 5678. Và hãy tham khảo website https://hoadavietnam.com để biết thêm chi tiết về sản phẩm cũng như để nhận được ưu đãi hấp dẫn khi mua Dạ dày Hoa Đà.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay