Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì là tốt nhất? Tây Y & Đông Y

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì là tốt nhất? Tây Y & Đông Y

Bị bệnh đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì là tốt nhất? Đó là câu hỏi luôn nằm trong đầu những ai đang bị căn bệnh này hành hạ. Vì uống thuốc là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh, đặc biệt ở những người đang còn nhẹ.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc thường được sử dụng trong y học để chữa trị, kết hợp với vật lý trị liệu. Hãy cùng Hoadavietnam.com tìm hiểu thêm về các loại thuốc uống chữa đau thần kinh toạ này nhé.

 

Bệnh đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì
Khi có dấu hiệu đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, đau qua mông rồi xuống đùi, qua khủy đầu gối, bắp chân, bàn chân, gót chân và các ngón chân,… thì có thể bạn đã mắc phải chứng “Tọa Cốt Phong” hay còn gọi là đau thần kinh tọa.

Tây Y: Uống thuốc gì?

Nguyên tắc chữa bệnh của thuốc tây:

Các thuốc điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm, điều trị tổn thương và giải nén dây thần kinh tọa, khắc phục căn nguyên, hạn chế biến chứng.

#1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol (Acetaminophen) được chỉ định trong thời gian đầu điều trị đau thần kinh tọa. Đây là loại thuốc giảm đau thông thường (thuốc không kê toa), phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau thuộc mức độ từ nhẹ đến vừa.

Paracetamol có tác dụng làm dịu cảm giác tê và đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp, có hoặc không kèm theo sốt. Tác dụng này được thành lập là do thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin và cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương. Đồng thời ngăn cơ thể truyền tính hiệu đau đến não bộ.

Chỉ định

  • Đau thần kinh tọa từ nhẹ đến vừa, không kèm theo viêm
  • Sốt hoặc không có biểu hiện sốt đi kèm.

Chống chỉ định

Paracetamol không được khuyên dùng cho những trường hợp:

  • Dị ứng với Paracetamol
  • Có tiền căn thiếu máu nhiều lần
  • Suy thận hoặc suy gan nặng
  • Có các vấn đề ở tim và phổi
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase

Thận trọng khi dùng Paracetamol cho những người có tiền sử nghiện rượu và phụ nữ đang mang thai.

Cách sử dụng và liều dùng Paracetamol điều trị đau thần kinh tọa

Paracetamol được dùng bằng đường miệng. Liều dùng thuốc như sau:

  • Liều khuyến cáo: Uống 500 – 1000mg/ lần, dùng mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.

Tác dụng phụ

Paracetamol có thể gây ra một số vấn đề sau trong thời gian sử dụng:

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phân có màu đất sét
  • Nước tiểu đậm màu
  • Vàng da, vàng mắt

#2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Đối với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa ở mức độ vừa, đau kèm theo một số biểu hiện viêm và không có đáp ứng với Paracetamol, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm cảm giác khó chịu. Tác dụng này mạnh hơn so với Paracetamol.

Ngoài ra NSAID còn có khả năng ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase 1 và 2 (toàn thân), đồng thời ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được sử dụng các NSAID thông thường (Aspirin, Naproxen,Ibuprofen, Diclofenac…) hoặc NSAID ức chế chọn lọc COX-2 (Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam…).

Chỉ định

  • Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ vừa, có hoặc không có biểu hiện viêm
  • Không có đáp ứng với Paracetamol

Chống chỉ định

Thuốc chống viêm không steroid không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Rối loạn đông máu
  • Có tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Suy gan, suy thận nặng
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai

Cách sử dụng và liều dùng

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng bằng đường miệng. Nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam và Celecoxib là những thuốc được dùng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa. NSAID được sử dụng với liều dùng như sau:

Thuốc Diclofenac

  • Liều khởi đầu: Uống 50mg Diclofenac/ lần x 3 lần/ ngày, liên tục từ 2 – 3 ngày.
  • Liều duy trì: Uống 50mg Diclofenac/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Ibuprofen

  • Liều khuyến cáo: 400mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Celecoxib

  • Liều khuyến cáo: Uống 100 – 200mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Meloxicam

  • Liều khuyến cáo: Uống 7,5mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid có thể gây nhiều tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Cụ thể:

  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Phản ứng dị ứng
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Loét dạ dày
  • Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa…

#3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) được dùng cho những trường hợp có cơn đau từ trung bình đến nặng và không có đáp ứng tốt với hai loại thuốc nêu trên. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả nhờ liên kết với những thụ thể Opioids ở hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên và đường tiêu hóa. Từ đó làm tăng khả năng chịu đau của cơ thể, giảm truyền tín hiệu đau về não bộ.

Tuy nhiên thuốc giảm đau gây nghiện chỉ được sử dụng cho những trường hợp cần thiết, dùng trong thời gian ngắn và với liều dùng thích hợp để tránh lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc và hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra Opioids thường được sử dụng kết hợp với Paracetamol trong điều trị đau dây thần kinh tọa. Cụ thể bệnh nhân sẽ được sử dụng chế phẩm Opioids + Paracetamol để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng giảm đau mạnh, nhanh.

Tùy thuộc vào tình trạng, Tramadol (hoạt tính nhẹ) hoặc Morphin, Pethidin (hoạt tính mạnh) được dùng thay thế Opioids + Paracetamol khi không có đáp ứng.

Chỉ định

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) được chỉ định cho những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa có cơn đau nặng.

Chống chỉ định

Không dùng Opioids khi có các vấn đề sau:

  • Mang thai
  • Đang trong thời kỳ cho con bú
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Suy hô hấp cấp
  • Ngộ độc rượu cấp tính
  • Suy gan nặng
  • Động kinh chưa được kiểm soát
  • Đang điều trị với thuốc ức chế MAO
  • Tiền sử ngộ độc với thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thần…
  • Dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng Opioids

Dùng thuốc Opioids bằng đường miệng. Liều dùng thuốc dựa trên sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của các thuốc giảm đau gây nghiện phụ thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc. Dưới đây là một số tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn thường thấy của Opioids:

Tác dụng phụ ngắn hạn

  • Táo bón
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Ăn không ngon miệng
  • Ngứa da
  • Hạ nhiệt độ cơ thể
  • Thở chậm
  • Khó tiểu
  • Thay đổi nhịp tim
  • Buồn ngủ
  • Hoang mang hồi hộp
  • Chóng mặt khi đứng lên
  • Rối loạn cương dương

Tác dụng phụ dài hạn

  • Lệ thuộc thuốc khi sử dụng dài ngày.
  • Đau bụng
  • Khô miệng
  • Giảm cân
  • Đầy hơi
  • Trào ngược dạ dày
  • Chán ăn
  • Táo bón mãn tính
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Rối loạn chức năng tình dục

#4. Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin) thường được dùng phối hợp với Opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) để tăng hiệu quả giảm đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc dây thần kinh bị chèn ép trong hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra Gabapentin còn có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát động kinh, hội chứng chân không yên.

Chỉ định

  • Đau nặng do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Có nguy cơ động kinh hoặc hội chứng chân không yên.

Chống chỉ định

Thuốc giảm đau thần kinh không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang mang thai, động kinh vắng ý thức, bệnh nhân dùng Morphine.

Cách sử dụng và liều dùng Gabapentin

Uống Gabapentin vào buổi tối và uống sau bữa ăn.

  • Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg Gabapentin/ lần/ ngày, liên tục từ 3 – 7 ngày.
  • Liều thông thường: Uống 1800 – 3600 mg/ ngày, chia thành 3 lần dùng.

Tác dụng phụ

Thuốc giảm đau thần kinh gây một số tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mất điều hòa, run
  • Rung giật nhãn cầu, nhìn đôi
  • Mất trí nhớ
  • Giảm thị lực
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn tư duy
  • Khô miệng
  • Phù ngoại biên
  • Tăng cân
  • Phát ban
  • Giãn mạch

Tác dụng phụ ít gặp

  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Lú lẫn
  • Loạn thần
  • Giảm xúc giác

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Rối loạn vận động
  • Vàng da
  • Nấc
  • Quá mẫn

#5. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa. Thuốc này có tác dụng cải thiện cảm giác đau nhức nghiêm trọng do co cơ. Trong đó Tolperison là thuốc thường được sử dụng.

Chỉ định

  • Bệnh nhân bị căng cơ cột sống dẫn đến đau thần kinh tọa nghiêm trong và có nguy cơ vẹo cột sống.

Chống chỉ định

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Nhược cơ năng.

Liều dùng và cách sử dụng

Người bệnh uống thuốc với một ly nước đầy và nên uống sau bữa ăn.

Liều dùng Tolperison trong điều trị đau thần kinh tọa:

  • Liều khuyến cáo: Uống 100mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giãn cơ:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó chịu bụng
  • Giảm huyết áp
  • Nhức đầu
  • Yếu cơ…

#6. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp liên quan đến chèn ép dây thần kinh như đau dây thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hội chứng đau vai gáy…

Việc sử dụng viên uống vitamin nhóm B sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng cơ bắp, tăng tốc độ phục hồi dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó giúp làm dịu cơn đau và cảm giác tê bì ở những khu vực bị ảnh hưởng. Nếu băn khoăn không biết đau thần kinh tọa uống thuốc gì bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm vitamin B.

Chỉ định

Vitamin nhóm B được dùng cho những trường hợp bị đau nhiều do tổn thương dây thần kinh tọa hoặc một số bệnh lý chèn ép dây thần kinh.

Chống chỉ định

Viên uống vitamin nhóm B chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân có u ác tính.

Cách sử dụng và liều dùng vitamin nhóm B

Dùng vitamin nhóm B theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Cảm thấy khát
  • Nôn
  • Xuất hiện các vấn đề về da
  • Đi tiểu nhiều
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đỏ da…

#7. Thuốc tăng tái tạo bao myelin

Cytidine, Uridine là những thuốc tăng tái tạo bao myelin được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra nhóm thuốc này còn được sử dụng để điều trị thần kinh tổn thương do bệnh tiểu đường, tổn thương thần kinh sinh ba, đau thần kinh ngoại biên do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng…

Khi sử dụng thuốc tăng tái tạo bao myelin, các hoạt chất trong thuốc sẽ phát huy tác dụng tổng hợp phức hợp lipoprotein và lipid. Trong khi đó đây đều là những thành phần cấu tạo và phục hồi dây thần kinh.

Ngoài ra nhóm thuốc này còn có tác dụng cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng giúp tăng độ bền và phục hồi sợi trục thần kinh và các màng sợi trục, phòng ngừa thoái hóa, tăng tái tạo bao myelin. Từ đó giúp giảm đau và điều trị tổn thương dây thần kinh tọa hiệu quả.

Chỉ định 

  • Đau dây thần kinh tọa.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc tăng tái tạo bao myelin

Dùng thuốc tăng tái tạo bao myelin theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian sử dụng thuốc tăng tái tạo bao myelin gồm:

  • Phát ban da
  • Nổi mẩn ngứa
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Rối loạn tiêu hóa

#8. Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh

“Bị đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?” Thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh để điều trị dây thần kinh bị tổn thương. Trong đó Mecobalamin được dùng phổ biến nhất.

Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh thực chất là một loại co-enzyme của vitamin B12. Thuốc có tác dụng bình thường hóa tốc độ dẫn truyền và chữa lành tổn thương dây thần kinh nhờ khả năng thúc đẩy tổng hợp protein, lipid cùng với nucleic.

Một số tác dụng khác:

  • Bổ sung vitamin B12, điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ
  • Điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác. Điển hình như tổn thương thần kinh sinh ba, tổn thương thần kinh do mắc bệnh tiểu đường…

Chỉ định

Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Đau thần kinh tọa, tổn thương thần kinh sinh ba, tổn thương thần kinh do bệnh mãn tính…
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng Mecobalamin

Cách sử dụng

  • Thuốc Mecobalamin được sử dụng bằng đường miệng, nên uống thuốc với một ly nước đầy.
  • Nếu không có đáp ứng tốt, người bệnh không dùng Mecobalamin trên 1 tháng
  • Không dùng Mecobalamin quá liều, đặc biệt là những bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân hoặc chế phẩm của nó.

Liều dùng

  • Liều khuyến cáo: Uống 500mg Mecobalamin/ lần x 3 lần/ ngày.

#9. Thuốc kháng sinh

Đau dây thần kinh tọa có thể khởi phát từ một số tình trạng nhiễm trùng như: Nhiễm trùng đường tiết, niệu, lao phổi, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng sau khi tiêm tĩnh mạch không được vô trùng…

Đối với những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa do nhiễm trùng, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị căn nguyên. Thuốc này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây tổn thương thần kinh tọa như vi khuẩn lao, tụ cầu… Từ đó cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và dự phòng tái phát.

Tuy nhiên thuốc kháng sinh không có khả năng giảm đau và điều trị triệu chứng do thần kinh tọa tổn thương. Vì thế bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau hoặc/ và chống viêm trong suốt thời gian điều trị.

Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm và nhóm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một trong số các thuốc kháng sinh dưới đây:

  • Streptomycin
  • Ethambutol
  • Clindamycin
  • Quinolone
  • Ethambutol

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh tọa do nhiễm trùng.

Chống chỉ định

  • Mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc kháng sinh

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng dung nạp, bệnh nhân có thể được dùng kháng sinh bằng đường miệng hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Liều dùng thuốc dựa trên sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng, thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Sốt
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Phản ứng dị ứng
  • Phản ứng máu (Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu…)
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Co giật
  • Các vấn đề về tim (rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp)

#10. Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh

Trong quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ được sử dụng Novocain, Procaine hoặc một số loại thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh khác. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm dẫn truyền thần kinh cơ, giảm cảm giác đau nhức do tổn thương dây thần kinh tọa.

Ngoài ra các thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh còn có tác dụng gây tê, giảm rối loạn cảm giác và điều trị những bệnh lý liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, viêm mạch, co thắt mạch, xơ cứng mạch.

Khi điều trị đau dây thần kinh tọa, thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh sẽ được sử dụng kết hợp với vitamin B12 để tăng khả năng tái tạo và phục hồi dây thần kinh đang bị tổn thương.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh tọa kèm theo một số rối loạn.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh khi bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh

Dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra từ việc sử dụng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh. Cụ thể:

  • Hạ huyết áp đột ngột
  • Dị ứng
  • Co giật
  • Chuột rút
  • Nhức đầu

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị đau thần kinh tọa

Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trước khi sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa, cụ thể:

  • Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa sau khi thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Không tự ý dùng thuốc.
  • Lựa chọn thuốc phù hợp với thể trạng và khả năng đáp ứng.
  • Lưu ý mục chống chỉ định, đồng thời cung cấp thông tin về bệnh sử và các thuốc đang dùng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Các thuốc cần được sử dụng đúng liều và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng để phòng ngừa tác dụng phụ và các rủi ro nghiêm trọng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu việc dùng thuốc không đạt hiệu quả điều trị.
  • Nên uống thuốc điều trị đau thần kinh tọa sau bữa ăn và uống với một ly nước đầy để giảm kích ứng dạ dày.
  • Ngừng dùng thuốc khi có tác dụng phụ. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về cách xử lý và sử dụng các thuốc điều trị thích hợp hơn.

Đông Y: Uống thuốc gì chữa đau thần kinh toạ?

Tây y chú trọng trị triệu chứng, còn Đông y chú trọng chữa từ căn bệnh. Dùng thuốc Tây giản đau chỉ mang tính chất duy trì, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Dùng thuốc Đông y kết hợp với các liệu pháp: châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu mang đến hiệu quả điều trị cao cho nhiều bệnh nhân. Cũng vì vậy, ngày càng có nhiều người lựa chọn dùng thuốc Đông y để chữa đau thần kinh tọa.

bị bệnh đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì 2

Bạn có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh đau thần kinh tọa trong Đông y qua 3 bài viết dưới đây:

Đặc biệt, nếu bạn muốn biết thêm về cách chữa trị đau thần kinh tọa trong Đông y, từ dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt đến cách luyện tập thì không nên bỏ qua bài viết “bệnh án đau thần kinh tọa trong YHCT và cách chữa trị” trong từng trường hợp nguyên nhân bệnh cụ thể.

bị bệnh đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì 3

Trong Đông y, thuốc cũng là thức phẩm, cơ chế hoạt động chữa bệnh là giúp lưu thông khí huyết, bồi bổ cân mạch, giúp cơ thể khỏe mạnh từ đó cải thiện khả năng tự phục hồi chữa lành. Dùng về lâu dài chẳng những giúp khỏi bệnh mà còn mạnh về sức khỏe.

Để được tư vấn và giải đáp cho thắc mắc về vấn đề “bệnh đau đây thần kinh tọa nên uống thuốc gì?” bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe của hoadavietnam.com qua hotline: 0873 0873 73. Nhân viên của nhà thuốc sẽ tư vấn kỹ càng hơn cho bạn!

 

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay