“Té ngửa” với những điều cần biết về bệnh gai cột sống

1. Gai cột sống là gì?

  • Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng ở xung quanh khớp.
  • Gai cột sống thường bắt gặp ở những người lớn tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa theo thời gian, tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Mặc dù vậy, phụ nữ ở tuổi mãn kinh cũng có thể bị gai cột sống.

2. Tìm hiểu về cột sống

Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Dựa trên cơ sở của cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý, cột sống gồm 33 đốt sống sẽ được chia thành từng đoạn như sau:

  • Đoạn thắt lưng: 5 đốt
  • Đoạn cùng: 5 đốt
  • Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Gai cột sống không khó chữa nhưng cần phải đúng phương pháp

3. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh gai cột sống?

Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:

► Gai xương là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi thường xuyên bị chấn thương dưới áp lực của sức ép, va chạm hay sự cọ xát. Những người phải lao động, khuân vác nặng, người có cân nặng quá mức hay người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo cũng làm tăng áp lực lên xương khớp.

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Gai cột sống làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày

► Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.

  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
  • Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương gọi là gai cột sống.
  • Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Gai cột sống lưng và cổ dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác.

► Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ)… là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Một số dấu hiệu gai cột sống

4. Các triệu chứng của bệnh gai cột sống

Đa số bệnh nhân gai cột sống thời gian đầu thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên chỉ khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.

Một số dấu hiệu gai cột sống: 

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Tuy nhiên ngoài gai cột sống, các dấu hiệu đau như vừa kể cũng thấy trong bệnh rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Do đó chụp hình X-quang là phương pháp giúp xác định một cách rõ ràng nhất gai cột sống với các bệnh vừa kể, nhờ đó các bác sỹ có thể chỉ định cách điều trị bệnh gai đốt sống cổ, gai cột sống thắt lưng phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống xuất hiện.

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
  • Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
  • Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. 
  • Tuyệt đối hạn chế các tư thế đứng, ngồi khom lưng hay khuân vác nặng trong thời gian dài để cột sống không phải gánh chịu thêm áp lực.
  • Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Một số phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

6. Điều trị gai cột sống

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị gai cột sống cơ bản như sau:

Dùng thuốc:

Nếu gai không gây đau thì không cần điều trị ngay. Khi gai gây đau thì việc điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân gây ra gai cột sống, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc

  • Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam
  • Thuốc giãn cơ như eperison
  • Vitamin B1, B6, B12

Phẫu thuật cắt bỏ gai

  • Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Tuy nhiên sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
  • Cắt bỏ gai tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên được xem là giải pháp cuối cùng, chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.

Vật lý trị liệu & Lưu ý trong sinh hoạt

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

  • Nghỉ ngơi 10 -15 ngày
  • Không làm việc nặng
  • Hạn chế đi lại
  • Nằm ngửa gối thấp
  • Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm
  • Ngửa cổ hoặc kéo cổ
  • Kéo dãn cột sống thắt lưng
  • Khi đỡ đau có thể tập một số môn thể dục, thể thao: tốt nhất là bơi lội nhẹ, tập thể dục tại chỗ hoặc đi bộ

► Kết hợp vật lý và thuốc trị liệu (phương pháp trị gai cột sống hiệu quả nhất)

Hiện nay, đa số mọi người thường sử dụng các loại thuốc tây để điều trị. Tuy nhiên, thuốc tây khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, đồng thời ảnh hưởng nặng đến Lục Phủ Ngũ Tạng (hư thận, loét dạ dày, giòn xương,…).

Tọa Cốt Thống là vị thuốc được bào chế từ những loại dược thảo thượng phẩm giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA) cấp chứng nhận.

gai cột sống và những điều cần biết

 Những quan niệm sai lầm trong việc điều trị bệnh gai cột sống

Có Thể Bạn Quan Tâm

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay