Trà ngoài phương diện nghi lễ, trà còn chứa đựng nhiều điều hữu ích mà ta chưa biết tới. Bài này nhằm chia sẻ một số công dụng của trà đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Thành phần hóa học có trong lá trà
Búp trà có chứa nhiều thành phần tannin
Toàn phần lá xanh, chủ yếu lá non còn gọi là búp trà có chứa nhiều thành phần tannin (chất này tạo nên tính chất chát của trà)
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ấn bản mới nhất năm 2000 của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có ghi một vài thông tin về thành phần hóa học trong lá trà như sau:
– Chứa 20% tanin.
– Cafein với tỉ lệ 1.5-5%.
– Một số vitamin B1, B2, và C.
– Đặc biệt tanin trong chè có tác dụng như một vitanmin P vì đây là hỗn hợp của catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.
Theo tài liệu về trà của Hoa Kỳ, được biết trong lá trà xanh chứa một hàm lượng hóa chất thật phong phú, gồm có:
– Polyphenolic flavonoids gồm 3 chất: Epicatechin, epigallocatechin và gallate esters.
– Quercetin, myricetein.
– Tannins, terpenoids và alkaloids chủ yếu gồm: catteine, theobromine và theo phylline.
– Vitamins B1, B2, C, folic acid (vitamin B9), chất béo (fat), potassium, magnesium và vitamin P ở dạng chuyển hóa từ catechin.
Tác dụng của trà đối với sức khỏe
Hợp chất chống oxy-hóa trong trà ức chế phản ứng của gốc tự do
Theo kinh nghiệm cổ truyền:
– Giúp nâng cao sức khỏe.
– Trị bệnh tim mạch và gan
– Giữ cho răng bền, chắc, ngăn ngừa sâu răng.
– Chữa lỏng lỵ, tiêu chảy do nhiễm khuẩn Shigella.
Theo nghiên cứu khoa học:
– Lá trà chứa những hợp chất chống oxy-hóa (antioxidant) rất mạnh, có khả năng ức chế phản ứng của gốc tự do (free radical reactions).
Xin nói thêm, gốc tự do là cụm từ chuyên môn về sinh-hóa, chỉ một hợp chất không bền và phản ứng rất nhanh với những phân tử khác.
Không phải gốc tự do nào cũng có hại. Cơ thể chúng ta cần gốc tự do để sản xuất năng lượng, hormones, enzymes, nhận mệnh lệnh từ hệ thống miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng.
Tuy nhiên, khi gốc tự do sản xuất quá mức cần thiết sẽ trở thành kẻ phá hoại, làm hư hỏng mô (tissues), tế bào (cells), thay đổi cấu trúc chất đạm (proteins) làm sụp đổ hệ thống miễn dịch và cuối cùng dẫn tới nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh hiểm nghèo trong đó có bệnh ung thư máu (leukemia) và hàng loạt bệnh ung thư khác.
Trà xanh giúp cải thiện tỷ số giữa mỡ xấu và mỡ tốt
– Gia tăng tác động bảo vệ cơ thể nhờ các enzymes chống oxy-hóa.
– Cải thiện tỷ số giữa mỡ xấu (bad cholesterol-low density lipoprotein-LDL) và mỡ tốt (good cholesterol-high density lipoprotein-HDL)
– Giúp hạ bớt lượng hợp chất độc hại do enzymes trong gan bị oxy-hóa sinh ra.
– Bảo vệ răng, lợi, giúp ngăn ngừa chứng sâu răng (cavities).
– Kháng tế bào ung thư, chặn đứng việc phát sinh khối u (tumors).
Khảo sát – Kết quả
– Vào năm 1992, một cuộc nghiên cứu lâu dài đối với những phụ nữ Nhật thường xuyên uống trà theo nghệ thuật “Trà đạo” cho kết quả rất đáng kinh ngạc: Hầu hết số người tham dự cuộc khảo sát có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với những người không hoặc ít dùng trà.
– Một cuộc khảo sát khác ghi nhận khoảng 8,8% người dân Trung Quốc đều uống trà mỗi ngày và kết quả cho biết tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ruột già (colon cancer) thật hiếm hoi.
Trên đây là những tổng hợp những công dụng chính của lá trà đối với sức khỏe, ngoài ra trong nhiều nghiên cứu gần đây lá trà còn giúp phòng ngừa ung thư (sẽ được đề cập ở bài sau). HoaDaVietNam hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới về trà xanh để giúp cải thiện sức khỏe bản thân.
Theo HoaDaVietNam