Thoái hóa khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm chính của bệnh là tổn thương sụn khớp dẫn đến tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp. Hệ quả của thoái hóa khớp là mất chức năng vận động của khớp, trong đó thoái hóa khớp khớp gối là nguyên nhân hàng đầu của phẫu thuật thay khớp. Với hệ quả nghiêm trọng như vậy, hoadavietnam.com mời quý vị cùng tham khảo nguyên nhân và các phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, để biết mà áp dụng cho mình và người thân tránh khỏi nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này.
#1. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp
Hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra thoái hóa khớp một cách rành mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh được có 2 nhóm nhân tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là: Các yếu tố có thể can thiệp và yếu tố không thể can thiệp.
Ø Các nguy cơ không thể can thiệp
Tuổi tác và giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi từ 65 trở lên cao từ gấp 2 – 10 lần so với độ tuổi 30 và tiếp tục tăng nhanh sau đó. Thường thì nguy cơ mắc bệnh ở người già của nữ hơn so với nam.
Di truyền: Thoái hóa khớp là bệnh mang tính di truyền, người bệnh có thể bị di truyền bệnh từ cha hoặc mẹ.
Ø Các nguy cơ không thể can thiệp được
Thừa cân: Béo phì là một trong nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp và ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến và phát triển của bệnh. Người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn người có cân nặng bình thường, do gây sức ép nặng nề lên các khớp thời gian dài, thừa cân có thể khiến khớp thoái hóa nhanh hơn và giảm cân có thể làm giảm tiến triển của bệnh.
Bên cạnh đó, nó có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể kể cả những khớp nhỏ như khớp ngón tay, đặc biệt là ở nam giới.
Rối loạn hóc-môn: Bệnh thoái hóa khớp tăng nhanh ở nữ sau gia đoạn tiền mãn kinh là do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến cho lượng Estrogen tụt giảm dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ dinh dưỡng: Không chỉ trẻ sơ sinh mới cần vitamin D để chống còi xương mà người lớn cũng vậy. Thiếu vitamin D trong máu khiến tăng nhanh nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp tại khớp gối, khớp háng, đồng thời bệnh sẽ nhanh trở nặng hơn. Bên cạnh đó, thiếu vitamin C cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.
Bệnh nghề nghiệp: Theo nghiên cứu có khoảng 30% các trường hợp thoái hóa khớp gối là do hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 5 lần nếu kèm theo khiên vác nặng hơn 25kg.
- Đối với nam giới, thoái hóa khớp gối gắn kết với hoạt động leo cầu thang.
- Đối với nữ, thoái hóa khớp gối gắn liền với những hoạt động phải đứng nhiều, còn thoái hóa khớp bàn tay liên quan với hoạt đông lắc bàn tay.
Mang vác nặng quá sức: Hoạt động thể lực quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
Chấn thương và các yếu tố khác: Chấn thương là là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp. Bênh cạnh đó, các yếu tố khac như: dị dạng khớp gối cũng góp phần quan trọng tăng tiến triển của bệnh. Ngoài ra, các bệnh lý khớp viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, gout cũng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp.
#2. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp tuy là bệnh khó tránh khỏi khi ở độ tuổi xế chiều, tuy nhiên nó không phải là quá trình tất yếu xảy ra nếu chúng ta có cách phòng bệnh từ ngay khi còn trẻ. Có thể phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng cách xóa bỏ các nguy cơ dẫn dến bệnh đã liệt kê ở trên như:
- Nếu hiện tại đang thừa cân, bạn hãy điều chỉnh cân năng của mình trở về trọng lượng lý tưởng trước khi quá muộn.
- Tránh thực hiện quá nhiều các động tác gây tác động tác có thể gây tổn thương đến khớp trong sinh hoạt như: gập gối, ngồi xổm, leo trèo cây, cầu thang, lắc tay, đặc biệt là trong quá trình lao động.
- Dành ít thời gian để tập các động tác thể dục hoặc yoga đơn giản giữa các giờ lao động. Đặc biệt là khi tuổi ngày càng cao, cần có chế độ tập luyện đều đặn mỗi ngày, vừa sức như: đi bộ, chạy xe đạp, tập yoga, dưỡng sinh,…
- Tránh mang vác nặng không cần thiết hoặc vận động mạnh sai tư thế.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các dị tật, các di chứng chấn thương, các bệnh tại khớp và cột sống.
- Quan trọng nhât, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ vitamin và khoáng chất. Đặt biệt chú ý bổ xung vitamin D , C và Canxi để phòng ngừa tốt nhất loãng xương và thóa hóa khớp.
Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể nói là duy nhất hiện nay, mọi người tham khảo để phòng ngừa tốt nhất cho mình và người thân nhé! Nếu có quý vị nào đang mắc căm bệnh nguy hiểm này có thể tham khảo cách điều trị thoái khớp bằng thảo dược thiên nhiên dưới đây.