Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mà người bước vào độ tuổi trung niên hay mắc phải, và nguyên nhân mắc bệnh chính thường là do thói quen sinh hằng ngày như không vận động thường xuyên, không có chế độ ăn uống hợp lý. Vậy khi mắc phải thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?
Nội dung chính
Đốt sống cổ là gì?
Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống đầu tiên ngay dưới xương sọ.
Cột sống cổ bao gồm 2 phần:
- Cột sống cổ cao bao gồm 2 đốt sống cổ đầu tiên, đốt số 1 gọi là đốt đội, đốt số 2 gọi là đốt trục. Cấu tạo của chúng có sự khác biệt so với những đốt sống còn lại và chúng có nhiều trục xoay.
- Cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống còn lại với thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau.
Thoái hoá đốt sống cổ là gì?
Đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?
Câu trả lời là còn tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Nếu mắc phải bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa bệnh một cách dễ dàng bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như tập thể dục, tập các bài tập vật lý trị liệu, có chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ cực kỳ nguy hiểm!
Khi bạn đang mắc bệnh ở tình trạng nhẹ nhưng không tìm cách chữa mà vẫn giữ những thói quen như bình thường thì bệnh sẽ dần chuyển sang giai đoạn nặng hơn, lúc này thì cách chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ còn khó hơn. Bạn phải sử dụng thuốc mỗi ngày kết hợp với chế độ an uống, sinh hoạt hợp lý.
Lúc này, nếu không có cách chữa bệnh hợp lý thì sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn như: không cử động thoải mái được, gây ra các bệnh khác như: đau đầu, chóng mặt, hoặc thậm chí gây bại liệt hai tay,…
- Ở giai đoạn đầu: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có một số triệu chứng đau nhẹ vùng cổ, vai và gáy. Đau khi quay đầu, khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Giai đoạn tiếp theo: tình trạng đau mỏi càng trở nên thường xuyên và với mức độ nặng hơn. Cơn đau có thể lan tỏa từ gáy đến bả vai, vai, một hoặc cả hai bên cánh tay gây tê liệt và mất cảm giác cánh tay.
- Khi bị thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc thường xuyên, nặng hơn khi trái gió trở trời hoặc khi thay đổi thời tiết. Các phản xạ như ho, hắt hơi đều gây ra cơn đau dữ dội.
- Dấu hiệu Lhermitte do thoái hóa đốt sống cổ: đó là cơn đau buốt như có một luồng điện chạy từ cổ, lan xuống xương sống, cánh tay và hai chân. Nặng hơn khi bạn cúi người về phía trước.
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Thoái hóa cột sống cổ gây ra các tình trạng như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tăng tiết mồ hôi,…
Thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh
Đây là tình trạng các sụn khớp, các đĩa đệm cũng như các đốt sống cổ bị tổn thương, hình thành các gai xương và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh cột sống cổ, gây ra bệnh rễ tủy cổ. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, tê mỏi cánh tay, mất cảm giác và khả năng vận động của cánh tay tạm thời và nếu nặng thậm chí có thể gây teo cơ, liệt cơ và mất chức năng của bàng quang, ruột gây tình trạng tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Thoái hoá đốt sống cổ gây đau đầu, đau cổ vai gáy
Các cơn đau này là dấu hiệu rõ rệt chứng minh rằng bạn đang mắc phải thoái hoá cột sống cổ. Khi có dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên tìm cách chữa bệnh ngay lập tức.
Các phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ
Chế độ ăn uống tốt cho xương:
Thường xuyên kết hợp vào bữa ăn của mình các thức ăn như thịt bò lá lốt, cá, cây cải chíp, súp lơ xanh, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, các loại rau xanh, cây atisô,..
Tập các bài tập vật lý trị liệu:
Người bệnh có thể đến các bệnh viện, cơ sở y tế để tập các bài tập vật lý trị liệu rồi sau đó tập thường xuyên.
Sử dụng thuốc thảo dược điều trị bệnh:
Nguyên nhân là bởi vì bây giờ thuốc tây đã không còn an toàn cho người bệnh, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau và gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cho cơ thể người bệnh mà hiệu quả chữa bệnh lại không cao. Chính vì vậy mà việc sử dụng các thành phần thảo dược đang được ưa chuộng vì nó an toàn cho sức khỏe mà hiệu quả cũng lâu dài.
Hi vọng với những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ một cách nhanh chóng và an toàn. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ tại nhà hiệu quả nhất hiện nay!
- 17 bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả