Gai cột sống là một căn bệnh xuất phát từ việc cột sống bị thoái hoá, trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn sau khi bị thoái hóa, bao gồm hẹp đĩa đệm, xơ hoá tấm tận từ đó tạo thành gai xương. Việc nắm bắt được các biểu hiện, cách phòng ngừa và giảm đau của bệnh gai cột sống thì sẽ rất có ích cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị căn bệnh này.
Một số biểu hiện của gai cột sống
Bệnh gai cột sống đa số không có những biểu hiện thật rõ ràng. Tuy nhiên điểm dễ nhận biết nhất đó là trong quá trình vận động, gai sẽ cọ xát với các xương khác, dây thần kinh hay phần mềm xung quanh gây ra cảm giác đau và rất khó chịu.
Gai gây đau ở vùng cột sống bị tổn thương
– Những cơn đau thường xuất hiện ở cổ và thắt lưng, đặc biệt là khi người bệnh đứng hoặc đi. Vị trí biểu hiện rõ nhất cơn đau do gai cột sống cũng chính là phần cột sống hiện đang chịu tổn thương.
– Nhận thấy những cảm giác bất thường hay thậm chí mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
– Theo thời gian nếu không được chữa trị, các cơn đau ở cổ sẽ lan dần xuống hai tay, cơn đau ở lưng sẽ từ từ lan dọc xuống hai chân.
– Càng cố gắng vận động nhiều thì các cơn đau sẽ càng tăng lên nhanh chóng. Do đó gây rất nhiều hạn chế cho việc cử động ở những phần này.
– Khi gai phát triển xâm phạm đến các dây thần kinh gây chèn ép, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, buốt ở tay và chân, cơ bắp bị suy yếu. Trường hợp ống tủy bị thu hẹp quá mức, người bệnh sẽ bị rối loạn đại tiểu tiện (tiêu tiểu không thể kiểm soát).
– Mất cân bằng toàn thân.
Các cách giảm đau gai cột sống
Những người trên 60 tuổi phần lớn sẽ xuất hiện các gai xương nhưng không hề hay biết và chỉ tình cờ phát hiện ra khi chụp hình X-quang cơ thể. Bất kỳ vị trí nào của cột sống cũng có thể bắt gặp gai cột sống nhưng thường thấy nhất là ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
– Khi bệnh gai cột sống chưa gây đau thì không cần phải áp dụng các biện pháp điều trị ngay lập tức. Chỉ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm cân để giảm bớt áp lực lên hệ thống xương khớp, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập các bài thể dục phù hợp để kiểm soát sự tác động của bệnh.
– Sử dụng các thuốc giảm đau thông thường, kháng viêm không steroid, các loại thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rung giật.
– Tuỳ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chủ động, giúp kéo giãn cột sống và hạn chế sự tác động của gai đến những bộ phận khác
– Kết hợp với việc sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ, duy trì sự ổn định như nẹp cổ, đai thắt lưng…nhằm giảm bớt các chấn động trong lúc đi lại, làm việc lên vùng bị tổn thương
– Các phương pháp châm cứu, massage nhẹ nhàng cột sống cũng rất có hiệu quả trong việc giảm đau gai cột sống.
Châm cứu đều đặn giúp giảm đau gai cột sống
– Các phương thức khác thường được áp dụng có thể kể đến như hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, đắp ấm, đắp lạnh…
– Thay đổi môi trường xung quanh để cột sống không phải chịu tải nhiều như cải tạo lại bàn ghế làm việc cho phù hợp với dáng người,…
– Hẹn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và các món ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo.
– Trường hợp đau cấp có thể dùng khăn hay túi chườm nóng hoặc lạnh đặt ngay tại vùng đau. Áp lạnh nên được dùng trong 48-72 giờ đầu tiên sau đó mới dùng nóng.
Trong trường hợp đau quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định chích thuốc có steroid tại chỗ để làm giảm cơn đau của thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, steroid dùng lâu sẽ đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể nên chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng chữa gai cột sống được đặt ra khi các biện pháp khác đã không còn có tác dụng, khi gai cột sống đã làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh quá mức làm tê liệt các chi, đại tiểu tiện không thể kiểm soát. Tuy nhiên, ngay cả khi ca phẫu thuật gai xương đã thành công thì gai vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên với phản ứng viêm của cơ thể đối.
>> Xem thêm: Chữa gai cột sống hiệu quả mà lại rẻ
Phòng ngừa bệnh gai cột sống
– Cột sống luôn phải được giữ ở một tư thế phù hợp, khi ngồi làm việc, lưng và cổ phải đảm bảo có điểm tựa, màn hình hay sách vở được điều chỉnh ở mức ngang với tầm mắt. Luân phiên thay đổi tư thế và không nên đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến cột sống phải chịu áp lực trong thời gian dài.
– Chế độ dinh dưỡng cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh gai cột sống, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D phải được thực hiện đều đặn. Bên cạnh đó cần hạn chế bớt chất béo, nhất là mỡ động vật, thay vào đó nên ăn các loại rau xanh và trái cây.
Tăng cường ăn trái cây và uống sữa để bổ sung vitamin D và canxi
– Tránh các tổn thương ở vùng cột sống hay các tư thế vận động dễ dẫn đến các chấn thương.
– Hạn chế các công việc phải khuân vác các vật nặng quá sức.
– Kiểm soát cân nặng, đừng để quá mập bởi vì béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau không chỉ có gai cột sống.
– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp cổ, thắt lưng để cố định vùng có dấu hiệu tổn thương, nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì có thể làm yếu các cơ nâng đỡ cột sống.
– Nằm ngủ với nệm có độ cứng vừa đủ, đối với người bị gai cột sống ở vùng cổ không cần gối hay dùng gối đặc biệt. Bệnh nhân gai cột sống tuyệt đối không được nằm võng.
– Để phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả, người bệnh cần tránh những môn thể thao có tính chất đối kháng, mạo hiểm cao hay có sự tác động mạnh đến vùng cột sống như cử tạ, leo núi…. sẽ phù hợp hơn nếu chọn các môn nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga….
>> Xem thêm: Gai cột sống cổ và cách chữa trị
Ngoài ra, các bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thêm Thuốc đặc trị gai cột sống Toạ Cốt Thống. Đây là sản phẩm của nhà thuốc Hoa Đà được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, bệnh gai cột sống và đảm bảo an toàn cho người dùng.