Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền y học thì tuổi thọ con người cũng đang dần được nâng cao hơn, nhưng đi kèm theo đó đó là tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp và đặc biệt là thoái hóa khớp cũng tăng lên nhanh chóng. Bởi đơn giản, dù y học có phát triển thế nào con người cũng không thể “cải lão hoàn đồng” mà chống lại quy trình mà tự nhiên đã sắp đặt sẵn “sinh – lão – bệnh – tử”. Để giúp mọi người có được cuộc sống vui khỏe và yêu đời, bài biết sau đây sẽ chia sẻ cách điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Mời quý vị cùng tham khảo!
Bệnh thoái hóa khớp là quá trình tất yếu xảy ra ở người cao tuổi với sự lão hóa của các sụn khớp, đầu xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp. Việc điều trị tuy không thể để đảo ngược quá trình này nhưng có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh giúp giảm đau và giúp bệnh nhân có thể duy trì được vận động bình thường.
Đặc biệt với người có tuổi, cuộc sống đang đếm ngược hàng ngày thì việc điều trị bệnh thoái hóa khớp càng ý nghĩa hơn. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cần có sự kết hợp hài hòa giữa điều trị bằng thuốc và các liệu trình không dùng thuốc. Trong đó, nên sử dụng các loại thuốc Đông y để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Khi có tuổi, mỗi chúng ta thường khó tránh khỏi hiện tượng đau nhức xương khớp và hạn chế khả năng vận động do các khớp bị thoái hóa. Đây là nguyên nhân chính gây đau đớn, giảm khả năng vận động và giảm chất lượng cuộc sống của con người đặt biết là khi bước qua tuổi 70. Điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi chỉ nhằm hai mục đích chính là: Giảm đau và Giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp.
1. Cách điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm đau
Cách 1: Dùng thuốc Tây y giảm đau
Mặc dù thuốc Tây y có thể giúp làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp mang đến, tuy nhiên tuổi tác cao là một yếu tố khiến phản phản ứng có hại do thuốc dễ dàng xảy ra hơn, nên việc dùng thuốc Tây ở người cao tuổi cần rất cẩn trọng, cần đến bệnh viện và có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm.
Việc tự ý dùng thuốc kéo dài do quá đau sẽ dẫn đến khó tránh khỏi ảnh hưỡng xấu đến sức khỏe dẫn đến các tai biến đáng tiếc.
Người bệnh thoái hóa khớp có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc chích trực tiếp bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Idarac, Tramadol…
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Tenoxicam… Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những giai đoạn cụ thể.
- Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi bằng cách tiêm Corticosteroid vào khớp.
- Chích dịch khớp vào khớp gối theo chỉ định của bác sĩ.
Cách 2: Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc
Ở người cao tuổi, việc dùng các biện pháp chữa thoái hóa khớp bằng Đông y giúp giảm đau sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc dùng thuốc, vì không có tác dụng phụ.
- Đầu tiên, cần phổ biến cho các bệnh nhân cao tuổi hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình từ đó biết được các nguyên tắc để có thể tự luyện tập, chăm sóc giúp duy trì chức năng vận động của các khớp. Tránh quá tải khớp do trọng lượng cơ thể, mang vác vật nặng. Hạn chế tối đa các tư thế dẫn ảnh hưởng đến bệnh như: ngồi xổm, ngồi bó gối, đi lên xuống thang bộ, đứng lâu…
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt vận động cho phù hợp với tình trạng chuyển biến của bệnh. Ví dụ như: giảm cân để giảm sức nặng đè lên khớp, mang gậy chống để phân tán sức nặng cơ thể khi đi lại, chuẩn bị cac loại ghế ngồi, giường vừa tầm và chó chỗ vịn để giảm bớt sức nặng cho khớp gối khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Bên cạnh đó, chuẩn bị quần áo, giầy dép và các dụng cụ sinh hoạt phù hợp thoải mái để quá trình vận động dễ dàng hơn
- Một số các biện pháp y khoa và tập luyện có tác dụng tốt như: Châm cứu, kích thích dây thần kinh bằng điện, nhiệt,… Tập yoga, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh,…nhẹ nhàng là những bài tập rất phù hợp với người cao tuổi.
- Cuối cùng những cũng không hề kém quan trọng, đó chính là sự hỗ trợ về mặt tinh thần của người thân, bạn bè. Đó chính là món quà rất có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
2. Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp nhằm duy trì chức năng vận động
- Duy trì chế độ tập luyện giúp tăng cơ, nhằm chia sẽ sức nặng với các khớp.
- Kiên trì luyện tập và phục hồi chức năng đều đặn. Hạn chế tối đa việc “không vận động” sẽ dẫn đến cứng khớp, giảm tiết dịch khớp, gây xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương và hậu quả xấu nhất là mất dần chức năng vận động tối thiểu của khớp.
- Tránh mang vác quá sức, leo cầu thang, và thực hiện các tư thế tốn sức để tiết kiệm khớp.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất để bồi dưỡng cho khớp, sụn khớp, xương và các thành phần quanh khớp.
- Cuối cùng là phẫu thuật thay khớp. Loại phẫu thuật này đã giúp cho nhiều người đi lại được bình thường nhưng đòi hỏi chi phí thực hiện khá cao và chỉ những nước có nền y học tiến bộ mới có thể thực hiện được.
Tuổi thọ của con người càng cao, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ càng cao. Điều quan trọng nhất mang lại hiệu quả cho cách điều trị bênh thoái hóa khớp ở người cao tuổi là sự kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc.
Ngày nay, Khi thuốc Tây y mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thì nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân cao tuổi có xu hướng chuyển qua dùng các loại thuốc Đông y, tuy tác dụng chậm nhưng hiệu quả kéo dài vừa đảm bảo an toàn mà lại không có bất cứ tác dụng phụ nào.