Viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nữ dễ mắc phải hơn nam đăc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh khiến người bệnh đau đớn và có thể dẫn đến teo cơ, mất khả năng vận động. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn về nhữn cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu thường là đau vùng thắt lưng cùng, đau giữa hai mông, đau vùng chậu hông, có thể kèm theo teo cơ mông
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu, hay gặp nhất là viêm khớp cùng chậu trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính; viêm khớp cùng chậu khi mang thai và sau sinh, ít gặp hơn là viêm khớp cùng chậu do viêm nhiễm như: viêm đại trực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục,…
Cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu
Điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu bao gồm biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân.
►Cách điều trị không dùng thuốc
- Ở cách điều trị này, người bệnh nên nghỉ ngơi khi bị đau nhiều kết hợp với chế độ ăn uống đúng. Khi ở giai đoạn lui bệnh, đỡ đau thì bắt đầu tập các bài tập thể dục, vật lí trị liệu nhằm duy trì chức năng vận động của cột sống và các khớp, tránh teo cơ và cũng như các biến chứng xấu về sau.
- Thực hiện, massage giúp giảm đau kết hợp chườm ấm, chườm lạnh xen kẽ.
- Chiếu tia hồng ngoại hoặc sống ngắn tại vùng khớp cùng chậu mỗi ngày hai lần, mỗi lần 15 phút
►Cách điều trị thoái hóa khớp cùng chậu dùng thuốc Tây y
Thuốc giảm đau đơn thuần: chỉ giúp giảm đau chứ không trị được bệnh
Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau như acetaminophen (paracetamol, dolodon, tylenol…) hoặc floctafenine (idarac). Chú ý thận trọng khi dùng thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân suy gan, tăng men gan.
Thuốc chống viêm: Trị bệnh nhưng mang lại nhiều tác dụng phụ.
Tùy thuộc vào mức độ đau và tình trạng bệnh nhân và dùng các loại thuốc dưới đây: Điều trị bằng các loai thuốc này lại mang nhiều tác dụng phụ cho cơ thể người bênh.
- Diclofenac (votaren) viên 50mg hoặc viên 75mg uống sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Meloxicam (mobic) viên 7,5mg uống sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Piroxicam (felden) viên hay ống 20mg, uống sau ăn no hoặc tiêm bắp khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Celecoxib (celebrex) viên 200mg uống sau ăn no.Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
Thuốc kháng sinh:
Trong trường hợp viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn hay viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng kết hợp có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục thì người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh kèm theo. Kháng sinh dùng từ 7 – 10 ngày, đôi khi phải dùng kéo dài 2-4 tuần.
Lưu ý: Với viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ mang thai, cho con bú phải rất thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc trẻ đang bú.
Tiêm thuốc vào khớp:
Có thể được chỉ định khi viêm khớp cùng chậu không có nhiễm trùng kèm theo. Chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp.
Cách điều trị viêm khớp cùng chậu dùng thuốc Đông y
Nhiều bệnh nhân do không chịu nổi tác động xấu của các loại thuốc Tây y đến cơ thể như: đau dạ dày, suy thận, tăng men gan,… mà lại không mang lại hiệu quả trong điều trị viêm khớp nên đã tìm đến và chữa trị bằng thuốc Đông y. Tuy thời gian điều trị kéo dài nhưng mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn không tác dụng phụ.
Thuốc thảo dược thiên nhiên Tọa Cốt Thống của nhà thuốc Hoa Đà được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng với công dụng: bồi bổ can thận và lưu thông khí huyết giúp điều trị tận gốc bệnh viêm khớp cùng chậu, tiêu trừ các triệu trứng đau xuống đùi, chân, tê chân và teo cơ.