Cũng tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản xuất hiện do sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu, tích tụ lại và tạo thành sỏi trong niệu quản. Sỏi niệu quản không chỉ làm tắc nghẽn sự lưu thông nước tiểu mà còn có thể gây nên nhiều biến chứng cho thận, hệ tiết niệu, thậm chí dẫn đến tử vong.
Vậy sỏi niệu quản và cách trị sỏi niệu quản là gì? Sau đây là định nghĩa chính xác về sỏi niệu quản và cách trị sỏi mà bạn cần biết.
Nội dung chính
Sỏi niệu quản là gì?
Niệu quản là một đường ống dài khoảng 25cm, có chiều dài hẹp dần khi xuống bàng quang, đảm nhận nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Còn sỏi niệu quản là sỏi thường di chuyển từ thận xuống niệu quản, là dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Lúc này sỏi thường nằm trong lòng niệu quả khiến dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn và gây ra nhiều biến chứng.
Sỏi thận có thường xảy ra nhiều nhất ở 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản bao gồm: đoạn nối niệu quản vào bàng quan, đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn niệu quản phía trước động mạch chậu. Đôi khi sỏi chỉ xuất hiện một vài viên, đôi khi sỏi nhiều viên hình thành nên một chuỗi sỏi. Các đoạn có nhiều sỏi thường viêm dày lên, niệu quản trên giãn to, niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp.
Mọi người thường nghĩ sỏi thận gây ra vô sinh vậy bênh sỏi thận có vô sinh hay không ? Cực kỳ quan trọng nếu như bạn mắc bệnh sỏi thận mà không biết có bị bệnh vô sinh hay không ?
Nguyên nhân gây sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản xảy ra khá phổ biến tại nước ta do đặc trưng khí hậu nóng ẩm khiến mồ hôi ra nhiều, nước tiểu bị cô đặc và làm cho tinh thể muối trong nước tiểu kết tủa tạo thành sỏi. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây sỏi niệu quản bao gồm:
– Bị sỏi thận
– Hậu quả của bệnh gout, viêm lao, giang mai, bệnh tuyến giáp, tổn thương niệu quản do các cuộc phẫu thuật.
– Dị dạng niệu quản bẩm sinh như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ…gây ứ đọng nước tiểu và tạo các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
– Tăng can-xi trong máu bất thường làm rối loạn tuyến chuyển hóa can-xi và tạo sỏi.
– Nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi.
– Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat sẽ dẫn đến tình trạng tăng bài xuất axit oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ có sỏi oxalat.
– Thói quen uống ít nước, môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu.
Bạn có thể trị bệnh sỏi niệu quản bằng dứa hoặc sỏi thận tại nhà, dứa có công dụng làm tan sỏi một cách hiệu quả. Chất axit trong dứa sẻ giúp bạn làm bay sỏi một cách nhanh chóng chống.
Cách trị sỏi niệu quản
Sọi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm, có diễn biến phức tạp và khó điều trị nhất trong các loại sỏi đường tiết niệu. Với các trường hợp bị sỏi nhỏ, có thể sử dụng các loại thuốc tây y hoặc đông y để làm tan sỏi.
Còn những người bị sỏi to, đã xuất hiện nhiều biến chứng, có thể áp dụng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn. Bên cạnh đó, có thể thực hiện mổ hở lấy sỏi trực tiếp ra ngoài,phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi bằng laser hoặc tán sỏi qua da ngoài cơ thể.
Mỗi cách điều trị sỏi niệu quản kể trên đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp vào cơ địa, mức độ bệnh và các bệnh lý kèm theo để có hướng giải quyết phù hợp.