Dấu hiệu thoái hoá khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối đầu tiên và cũng dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là cảm giác đau ở vùng khớp gối, đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên khi đi đứng hoặc khi vừa ngồi xổm đứng dậy, lúc ngồi nghỉ thì cảm giác đau sẽ ít hơn. Tuy nhiên, trường hợp nếu lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng sẽ đau do phản ứng viêm khớp, cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày.
Nhiều người còn cảm thấy những cơn đau xuất hiện ở mặt trong gối, là nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiến người bệnh rất đau đớn, cảm giác như đang bị rút gân. Nguyên nhân của triệu chứng này là do thoái hóa khớp gối có thể gây ra tình trạng co rút mất cân bằng lực quanh khớp gối.
Mặc dù có cố gắng hết sức thì người bệnh cũng không thể nào duỗi thẳng gối được. Nếu để bệnh kéo dài gối sẽ bị co rút dần giống như đang gập lại, có thể đưa lọt bàn tay hay vòng tay qua dưới khoeo gối dù người bệnh đã duỗi gối mức tối đa.
Khớp gối thoái hoá nặng không thể duỗi thẳng
Một số bệnh nhân không cảm thấy đau mà chỉ bị sưng ở gối do viêm hoạt mạc làm dịch viêm tăng tiết vào khớp. Sưng khiến người bệnh cảm giác căng tức, vô cùng khó chịu, gây hạn chế khả năng vận động của khớp gối, thường là động tác gập gối (ngồi xổm).
Động tác đơn giản duỗi gối và gập gối đều không thể thực hiện hoàn toàn, triệu chứng đau nhức khi đi, gối bị biến dạng là những nguyên nhân trực tiếp khiến cho dáng đi của người bệnh bị khập khiễng. Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối sẽ gặp khó khăn trong động tác ngồi xổm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của họ.
Nếu có một trong các dấu hiệu cảnh báo thoá hoá khớp gối kể trên, người bệnh nên sớm đến gặp các bác sỹ chuyên khoa xương khớp để được chụp X-quang và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Chúng ta có thể hạn chế được rất nhiều những tác động của bệnh thoái hoá khớp gối nếu kịp thời thăm khám và áp dụng chính xác những phương pháp điều trị được bác sỹ chỉ định.
Ngoài ra, bản thân người bệnh cũng nên có ý thức dành sự quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, tuyệt đối tránh các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc là và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Tập luyện các động tác phù hợp và từ bỏ các thói quen xấu nếu không muốn tính đến giải pháp cuối cùng là phẫu thuật thay mới khớp gối.
>> Xem thêm: Những cách chữa thoái hoá khớp gối hiệu quả nhất 2017
Hình ảnh thoái hoá khớp gối
Khớp gối khi bị thoái hoá sẽ có đặc điểm là lớp sụn bao bọc đầu xương sẽ bị bong rộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp ở khớp gối giữ vai trò như một lớp đệm giữa hai đầu xương và một khi lớp đệm này bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cử động gây cảm giác đau đớn.
Do bị xơ hoá, sụn chêm sẽ trở nên mỏng, tưa và nham nhở, những trường hợp nặng có thể mất luôn cả sụn chêm.
Ảnh chụp X-quang thoái hoá khớp gối
Ảnh chụp X-quang khớp gối sẽ cho thấy rất rõ khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn hay mất đi. Đầu xương thường bị loãng có thể thấy một số hốc nhỏ sáng, đồng thời trục khớp bị lệch, biến dạng vẹo trong hay vẹo ngoài.
Mặt khớp gối bị lồi lõm bất thường. Xuất hiện những gai xương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy vào mức độ bệnh khác nhau mà sẽ có những hình ảnh X-quang tương ứng.
Hiện nay, phương pháp phòng và chữa thoái hoá khớp gối bằng thuốc Đông Y đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía những bệnh nhân, bởi vì các thành phần chính để bào chế nên thuốc đều được chọn lọc từ thiên nhiên nên sẽ ít tốn kém hơn so với thuốc Tây nhưng lại cho kết quả điều trị rất khả quan và không có các tác dụng phụ. Trong đó thuốc Toạ Cốt Thống của nhà thuốc Hoa Đà đã nhận rất nhiều phản hồi tốt của những người bệnh sau khi sử dụng qua sản phẩm này.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng bấm vào hình bên dưới đây