Liệu pháp điều trị viêm mũi dị ứng không dùng tân dược
Có đến 90% người bị viêm mũi dị ứng thường chọn kháng sinh hoặc tân dược khác để điều trị. Nhưng đây không phải là một lựa chọn tốt bởi tân dược luôn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không ngờ.
Để trị viêm mũi dị ứng đúng cách, các bác sĩ chuyên ngành Tai Mũi Họng đưa ra 4 lời khuyên cho các bệnh nhân:
1. Phải cách ly, giảm tác nhân gây dị ứng.
2. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
3. Sử dụng các vị thuốc thảo dược hoặc thuốc thảo dược có tác dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng.
4. Tăng sức đề kháng của cơ thể.
Thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
Các nhóm thuốc tân dược như kháng histamin, thuốc co mạch, corticoid… thường có tác dụng ngay, giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi… của bệnh viêm mũi dị ứng sau khi sử dụng. Tuy nhiên khi dừng thuốc, bệnh lại tái phát, gần như không khỏi mà chỉ cắt triệu trứng tạm thời.
Nhiều bác sĩ khẳng định thuốc tân dược như kháng histamin, thuốc co mạch, corticoid đều không điều trị được nguyên nhân của bệnh, chỉ làm giảm triệu chứng tức thời, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Do vậy bệnh không khỏi hẳn.
Bên cạnh đó, bệnh viêm mũi dị ứng tái phát thường xuyên, tần suất mắc hàng tuần, hàng tháng. Người bệnh dùng các thuốc này thường xuyên sẽ gây hậu quả khôn lường do đây là các nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ. Chưa kể bệnh nhân lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, giảm sức đề kháng.
Nhóm thuốc kháng histamin gọi đầy đủ là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
Thuốc có 2 thế hệ: thế hệ 1 (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin) thông dụng nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, khó tiểu và giảm tác dụng nếu dùng lâu dài. Thế hệ 2 (fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin) không gây buồn ngủ, thời gian tác dụng kéo dài nhưng đắt tiền. Một số thuốc thế hệ 2 bị nhiều nước cấm dùng là terfenadin, astemizol do gây rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, việc lạm dụng 2 thuốc này nhiều ngày khiến chức năng gan suy giảm. Đó là chưa kể đến việc làm giảm triệu chứng khô mũi giả tạo, khiến dịch mũi bị viêm không chảy ra ngoài mà ứ đọng lại, tạo ổ viêm khiến bệnh càng lâu khỏi.
Nhóm thuốc co mạch với dược chất chính là xylometazolin ở cả dạng nhỏ và xịt, có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm mạc. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, thuốc làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng, người bệnh sẽ bị kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc: cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, sung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên, lâu ngày.
Đặc biệt, do tình trạng giảm tưới máu tới cánh mũi khiến không khí qua mũi không được lọc, sưởi ấm, giảm sức đề kháng tự nhiên ở niêm mạc mũi. Từ đó khiến bệnh viêm mũi trầm trọng hơn. Không nên sử dụng thuốc quá 5-7 ngày và thường xuyên hàng tháng.
Nhóm thuốc corticosteroid (gọi tắt là corticoid): chỉ uống khi bị viêm mũi nặng và mạn tính. Cần dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn (5-7 ngày) do có nhiều tác dụng phụ (loãng xương, làm suy tuyến thượng thận…).
Kháng sinh (chỉ áp dụng cho trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn). Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh cần cân nhắc và đặc biệt thận trọng bởi nó giống như con dao 2 lưỡi. Bệnh nhân tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh khi mới bị hắt hơi, sổ mũi. Việc lạm dụng kháng sinh còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc, giảm sức đề kháng.
Thảo dược điều trị viêm mũi dị ứng an toàn
Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là: điều trị triệu chứng hắt hơi, sổ mũi tạo cảm giác thông thoáng đường thở cho người bệnh; loại bỏ dần các yếu tố dị nguyên ra bên ngoài; tăng sức đề kháng của cơ thể. Do đó, để an toàn và hiệu quả, nhiều người bệnh có xu hướng tìm đến các thuốc thảo dược. Thuốc dạng này vừa giảm các triệu chứng của bệnh như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi; vừa điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh (thông qua cơ chế đào thải dịch nhầy) là các dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc mũi.
Nổi bật và được hàng triệu bệnh nhân tin dùng trong nhóm thuốc thảo dược này phải kể đến sản phẩm với các thành phần như: quế nhục, cam thảo, trần bì, Hoàng kỳ.
Sử dụng Viêm Mũi Dị Ứng của Hoa Đà, vừa có tác dụng giúp cho những trường hợp ngoại cảm như hắt hơi, sổ mũi, ngữa mũi, đỏ mắt, và dị ứng bằng cách bổ Phế Khí và làm khô đàm thấp.
Với cơ chế này, đây được xem là sản phẩm điều trị viêm mũi dị ứng ưu việt. Đó đồng thời là kết quả nghiên cứu lâm sàng của nhà thuốc Hoa Đà tại Mỹ.
Với những đặc tính ưu việt nêu trên, thuốc thảo dược Viêm Mũi Dị Ứng Hoa Đà sẽ là cứu tinh cho nhiều người mắc viêm mũi dị ứng.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết sản phẩm, độc giả tham khảo tại đây
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN BỆNH NGAY
HoaDaVietNam sẽ liên hệ lại ngay cho bạn trong thời gian sớm nhất! |