Nguyên nhân bệnh gout (gút) là gì và cách chuẩn đoán bệnh ra sao?

Bệnh gout (hay bệnh thống phong) là một bệnh có hình thái giống như bệnh viêm khớp hay phong thấp, nhưng bệnh không chỉ gây ra những cơn đau kinh khủng mà còn tàn phá các khớp xương dẫn tới bại liệt.

thuôc nam trị bệnh gout
Bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Theo y học hiện đại

Do tăng uric acid trong huyết thanh

– Do thận không lọc hết chất uric acid

– Có thể do cả hai trường hợp nêu trên

– Do bệnh béo phì và chế độ ăn uống không thích hợp

– Được xem là căn bệnh của người giàu do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm béo bổ và uống rượu không chừng mực.

Lý giải:

Do rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng uric acid trong huyết thanh dẫn tới hậu quả bằng những cơn đau kịch liệt và dai dẳng.

Bệnh gout thường xảy ra trước hết ở khớp xương ngón chân, ngón tay, đặc biệt khớp ngón chân cái và khớp ngón tay cái.

Tuy nhiên, nó có thể tác động lên các khớp khác gồm: Khớp gối, khớp mắt cá nhân, khớp cổ tay, khớp bàn chân và các khớp nhỏ ở bàn tay.

Nếu so sánh cường độ đau đớn thì bệnh gout gây đau khổ cho nam giới nặng gấp 10 lần hơn nữ giới và 90% nạn nhân là đàn ông trên 30 tuổi.

Ở nam giới, cơn đau có thể chụp xuống bất cứ lúc nào sau khi chấm dứt tuổi dậy thì, còn ở nữ giới, nó thường xảy ra chỉ sau thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân gây bệnh gout là tăng uric acid trong huyết thanh

Bệnh gout xảy ra khi uric acid trong cơ thể có khuynh hướng xâm nhập vào mô bọc quanh khớp xương. Do tích lũy quá nhiều, vượt quá mức giới hạn, uric acid tự biến thành những tinh thể nhọn và sắc như mũi kim, luồn vào nằm bên trong khớp xương.

Hậu quả, mô bọc khớp xương bị viêm và các đầu mút thần kinh trở nên nhạy cảm, bị kích thích dữ dội. Đây là dấu hiệu bởi những cơn đau khủng khiếp, triền miên.

Uric acid nguyên là một phó phẩm do chất đạm chuyển hóa sinh ra và chất nầy được gọi là Purines. Một vài chất purines được cơ thể sản xuất trong khi các purines khác thì do thực phẩm ăn uống tạo ra.

Cơ thể không hấp thu chất uric acid và phải được bài tiết theo nước tiểu ra ngoài. Nếu thận không lọc sạch chất purines theo chức năng, uric acid sẽ hòa tan với máu và khởi sự kết tinh ở nhiều vị trí trong cơ thể, đặc biệt tại các khớp xương.

Theo Đông y học

Trong Đông y bệnh gout được xếp vào bệnh “Thống phong”

– Đông y xếp bệnh “Thống phong” vào phạm vi chứng “Tý thống”. Chứng “Tý” có hàm nghĩa đau lâu ngày không khỏi.

Thống phong có triệu chứng đau nhức giống như bệnh phong thấp hay thấp khớp nhưng có nhiều điểm khác biệt về dấu hiệu và di chứng, cường độ nặng hơn, gây tật nguyền suốt đời.

– Do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyết lâu ngày gây tổn thưởng gân cốt, khớp xương biến dạng, đau nhức, co duỗi khó khăn.

– Hiện tượng dưới da quanh khớp xương hoặc vành tai nổi cộm một vài khối u hơi ứng, không đau, trong chứa một chất dịch màu trắng như phấn mà Y học hiện đại gọi là “Tophi”, Đông y cho rằng do khí huyết tân dịch rối loạn. Tân dịch ứ trệ lâu ngày thành đàm, khí huyết không thông thành ứ, đàm hiệp với ứ hóa thành u cục.

– Lâm sàng có 2 thể bệnh:

  • 1. Cấp tính

– Xảy ra cơn đau đột ngột ở khớp bàn chân, thường là khớp ngón chân cái, đau dữ dội, thời gian phát bệnh thường xảy ra vào ban đêm hơn ban ngày.

– Bệnh cũng có thể phát tác ở khớp đầu gối, khớp cổ chân hoặc tại khớp ngón tay cái hay các khớp nhỏ ở bàn tay.

– Khớp sưng đỏ, nóng, sờ rất đau, khó cử động

– Bệnh kéo dài từ 2-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng nào

– Bệnh rất dễ tái phát, không có chu kỳ nhất định.

cách trị bệnh gout bằng thuốc nam
Ở mức độ cấp tính bệnh gout biểu hiện là các khớp đỏ, nóng, khó cử động
  • 2. Mãn tính

– Từ cấp tính, bệnh chuyển sang mãn tính, đau dai dẳng không lành

– Dấu hiệu viêm khớp xương, có tính đối xứng, tái phát nhiều lần

– Khớp xương đỏ hoặc không sưng nhưng thường kèm theo sốt

– Co duỗi khó khăn, cứng, khớp thoái hóa biến thành dị dạng

– Xuất hiện các nốt u cục (hạt Tophi) quanh khớp hoặc vành tai, mềm không đau bên trong chứa một chất trắng như phấn

– Bệnh lâu ngày gây tổn thương thận gồm: Tiểu ra máu, sạn đường tiểu, suy thận cấp hay mãn tính, viêm thận kẽ…

Triệu chứng bệnh gout

Do viêm, khớp xương bị tàn phá và trở thành dị dạng, cong queo như cổ thiên nga

– Cơn đau cấp tính thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh thống phong. Tiếp theo, các khớp bị ảnh hưởng gây viêm, sưng đỏ, nóng rát như phỏng lửa, rất nhạy cảm, không dám sờ vào vì đau khủng khiếp.

– Sau cơn đau cấp tính, bệnh chuyển sang mãn tính ở nhiều cấp độ phát tác khác nhau. Tuy nhiên, có khi bệnh giảm dần không còn sưng đau khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã chấm dứt.

Vài tuần lễ sau, tháng sau hoặc năm sau, bệnh lại bất chợt bùng dậy như trước. Bệnh tống phong tái phát nhiều lần và có khuynh hướng ngày càng nặng thêm.

– Khớp xương, có dấu hiệu cứng, khó co duỗi, đồng thời xuất hiện thêm các u cục tophi, một chất lắng đọng dưới da, hơi cứng, do các tinh thể uric acid và muối của nó thành lập.

Do viêm, khớp xương bị tàn phá và trở thành dị dạng, cong queo như cổ thiên nga. Lâu dần, khớp xương mất hẳn tính co giãn, không cử động được, người bệnh trở thành phế nhân.

Chẩn đoán phân biệt bệnh gout ra sao?

Xuất hiện hạt “Tophi” quanh khớp, vành tai

Bệnh thống phong hay gout có những biểu thị đặc trưng sau đây:

– Lâm sàng:­

  • Xuất hiện hạt “Tophi” quanh khớp, vành tai
  • Khớp tổn thương gây biến dạng, lệch khớp
  • Bệnh sạn thận do hậu quả bệnh gout
  • Uric acid huyết tăng hơn 7mg%
  • Có tiền sử gia đình mang cùng bệnh
  • Viêm khớp không đối xứng, thường là khớp ngón chân cái

Phân biệt: Chú ý phân biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthiritis)

  • Không có dấu hiệu uric acid tăng cao
  • Khớp viêm đau thường đối xứng
  • Nếu uric acid có tăng thì cũng ở dạng đơn thuần (khớp bình thường)

Trên đây là những tổng hợp những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout mà bạn cần chú ý để phòng tránh, cũng như có hướng điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

HoaDaVietNam mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm những kiến thức đề bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình bạn.

Tọa cốt – Giải quyết nỗi lo của người bị bệnh xương khớp

Tọa Cốt

Thành phần

  • Đương quy (5mg): công dụng của dược liệu này là bổ máu, điều trị các tình trạng do huyết trệ: đau dây thần kinh, đau xương khớp, cơ nhục,… đồng thời hoạt huyết, lưu thông máu.
  • Xuyên khung, thục địa, độc hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng (10mg): ức chế vi khuẩn gây hại, tăng cường sức đề kháng, bôi trơn các đầu khớp xương.
  • Tần giao, bạch linh, chính thảo, nhân sâm, bạch thược (5mg): trị viêm khớp, thống phong, an thần và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đây đều là những vị thuốc quý đã qua quá trình kiểm duyệt khắt khe trước khi được sử dụng để làm thuốc. Sản phẩm Tọa Cốt đã được cấp giấy chứng nhận của bộ Y tế đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Công dụng

Tọa Cốt có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như nhức mỏi, tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do phong tê thấp gây ra. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sức mạnh xương khớp.

Tọa cốt điều trị vào căn nguyên và có hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua hơn 35 nghìn bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh tại phòng khám lương y Công Đức.

Hãy liên hệ vào Hotline 028 7308 5678 hoặc truy cập website https://hoadavietnam.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh xương khớp và mua Tọa Cốt với mức giá ưu đãi nhất!

*Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Hiệu quả sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.

Theo HoaDaVietNam

Chat hỗ trợ
Chat ngay