Bệnh chàm (Eczema) là một loại bệnh ngoài da, thuộc dạng viêm da dị ứng. Cùng một bệnh nhưng Đông Y và Tây Y lại mô tả, dẫn giải bằng những thuật ngữ khác nhau.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm theo Tây y và Đông y
Tất cả bệnh nhân bị bệnh chàm, sau khi kiểm chứng, đều mắc bệnh dị ứng
1/ Theo Y học hiện đại
Cuộc nghiên cứu hiện nay cho thấy bệnh chàm có liên hệ đến bệnh dị ứng, bởi vì:
– Mức độ huyết thanh IgE (serum immunoglobulin E), một loại kháng thể chống dị ứng bên trong cơ thể người bệnh, tăng cao hơn 80%.
– Tất cả bệnh nhân bị bệnh chàm, sau khi kiểm chứng, đều mắc bệnh dị ứng.
– Có khoảng 2/3 bệnh nhân bị bệnh chàm đều có thân nhân cùng mang bệnh chàm.
– Nhiều bệnh nhân bị bệnh chàm đều sổ mũi theo mùa, hen suyễn.
– Hầu hết người bị bệnh chàm đều tỏ ra không hợp với một số thực phẩm, đồ dùng để gây dị ứng, như: trứng, sữa bò, bột mì, đậu phộng, nước hoa, mỹ phẩm, kim loại, cao su…
– Nếu ngưng ăn uống hay tiếp xúc với những thực phẩm, đồ dùng nói trên, bệnh có thể tự lành hoặc trị chóng lành hơn.
2/ Theo Đông Y
Bệnh chàm đưựoc xếp vào loại “Thấp chẩn” do phong, nhiệt và thấp hựop thành, trong đó phong là chính.
Bệnh chàm có 2 thể trạng:
- Thể cấp tính: do phong, thấp, nhiệt kết hợp.
- Thể mãn tính: do phong và huyết táo kết hợp.
Triệu chứng của bệnh chàm
Da rất khô, ngứa dữ dội, buộc phải gãi
– Ban đầu thấy da nổi cộm thành quầng đỏ.
– Da rất khô, ngứa dữ dội, buộc phải gãi.
– Da nổi cục, trong có chứa nước, vỡ ra và lành.
– Mặt da đóng vảy trắng, ngày càng dày thêm.
– Bệnh tái đi tái lại, không thể kiểm soát.
– Da dễ bị lây nhiễm, đặc biệt tụ cầu khuẩn vàng Staphylococus aureus.
Điều trị bệnh chàm
Phương pháp điều trị bệnh đơn giản là bổ sung các vi chất mà cơ thể thiếu để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng miễn dịch cho cơ thể, giảm nguy cơ dị ứng.
– Do thiếu Vitamin và Minerals: thường dùng cà rốt, cải xoăn, rau mùi tây, rau spinach. Chúng là nguồn cung cấp Vitamin A, rất cần cho việc cải thiện lớp da bị sừng hoá vì cơ thể thiếu chất Beta-carotene.
– Do thiếu Bioflavonoids: Dùng rau mùi tây, cải bắp, ớt chuông, cà chua. Chúng là nguồn cung cấp bioflavonoids, rất cần cho việc làm giảm cường độ viêm tấy và dị ứng.
– Do thiếu Selenium: Dùng cải ngọt Red Swiss chard, cải củ, tỏi, cam tươi. Chúng là nguồn cung cấp chất selinium nhầm tẩy độc và gia tăng sức đề kháng cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
– Do thiếu kẽm: Dùng gừng tươi (ginger root), rau mùi tây, khoai tây, tỏi, cà rốt. Chúng là nguồn cung cấp chất kẽm, có công năng thúc đẩy cơ thể phục hồi năng lực và nâng cao hệ thống miễn nhiễm.
– Vitamin A: 5000 IU/ngày.
– Vitamin E: 400 IU/ngày.
– Zinc: 45-60mg/ngày.
– Rong biển (kelp):1000mg/ngày.
– Hạt nho extract 95% procyanidolic oligomers: 50-100mg ngày 3 lần.
– Dầu Evening primrose (Oenothera biennis – EPO) bôi lên vết thương. EPO rất giàu chất gamma-linolenic acid (GLA), đã được dân Anh công nhận trị bệnh Eczema và nhiều bệnh ngoài da khác rất hay.
– Cam thảo: 1-2 g, ngày 3 lần.
>> Xem ngay: Điều trị bệnh chàm với 1 công thức đơn giản
Lưu ý khi bị bệnh chàm
– Nên kiêng những loại thực phẩm gây dị ứng da.
– Tránh cào gãi làm sướt da, dễ bị nhiễm trùng.
– Tránh táo bón, chất độc sẽ làm tăng cường độ viêm lở.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đơn giản dành cho bệnh nhân bị chàm. HoaDaVietNam mong rằng những kiến thức này hữu ích cho bạn để có sức khỏe tốt hơn.
Gợi ý giải pháp cho bệnh nhân bị vảy nến
Liệu trình hỗ trợ điều trị Chàm
Combo hỗ trợ điều trị Vẩy Nến – Chàm với các sản phẩm thảo dược đặc trị như Thanh nhiệt, Giải độc, Thanh huyết nhiệt, Can huyết, ngoài thanh huyết, thanh lọc cơ thể còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đề phòng bệnh tái phát.
Một khi cơ thể khỏe mạnh, độc tố được đào thải, máu huyết lưu thông đều đặn sẽ hạn chế các loại bệnh về da liễu, đặc biệt là căn bệnh chàm phiền toái.
Theo HoaDaVietNam