Bệnh thoái hóa khớp đặc biệt là thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và đang trở thành gánh nặng cho xã hội khi lượng người mắc bệnh ngày càng tăng. Để hiểu rõ về căn bệnh này và có cách phòng ngừa sớm, hoadavietnam.com mời quý vị cùng tham khảo bài viết dưới đây về nguyên nhân triệu trứng và cách phòng ngừa bênh thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Nội dung chính
Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh thoái hóa khớp là biểu hiện tổn thương trên bề mặt sụn khớp do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư. Lâu ngày dẫn đến đau, xưng và người bệnh không còn đi lại được.
- Ở giai đoạn sớm, khớp gối chưa hư ngay do dịch khớp bên trong ổ khớp mới có biểu hiện bị hao hụt mà thôi. Khi lượng dịch khớp hao hụt càng nhiều thì độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên và chịu tác động nhiều hơn. Điềunày làm bề mặt sụn khớp bị mòn dần và dẫn đến tình trạng hẹp khe khớp gối.
- Qua môt thời gian, các tổn thương lớn dần từ bề mặt của sụn rồi ăn sâu vào dưới mặt sụn khớp, gây tổn thương cho tổ chức dưới sụn và phá hủy đến mô xương. Đến giai đoạn ăn vào mô dưới sụn sẽ tạo nên tình trạng khuyết xương mà theo chuyên môn gọi là gai xương, nhưng thật ra là do xương bị khuyết và vôi hóa tạo nên.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân đến thoái hóa khớp gối bao gồm:
# Chấn thương: thoái hóa khớp gối có thể xảy ra do chấn thương khi bị tai nạn giao thông hoặc các loại tai nạn khác làm hư hại đến đầu xương, xương đùi hoặc xương bánh chè. Cách chấn thương có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương hoặc bệnh nhân không được điều trị kiệp thời và đúng cách dẫn đến trục khớp gây thoái hóa.
# Quá mập: Người quá mập cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối rất cao. Bởi trọng lượng cơ thể dồn lên 2 khớp gối gây áp lực quá nặng nề khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian.
# Sử dụng thuốc không đúng cách: Sử dụng thuốc không đúng cách,đặc biệt là luốn tây, dẫn đến hiện tượng lờn thuốc có thể khiến bệnh thoái hóa khớp gối chuyển biến nhanh hơn.
# Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: bệnh ly bẩm sinh, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, lười vận động khiến cho túi hoạt dịch ít tiết ra chất nhờn, uống bia rượu quá nhiều,…
Triệu trứng của bệnh thoái hóa khớp gối
- Khi mới khởi phát bệnh, khớp gối vẫn chưa hư nhiều, thường thì người bệnh chỉ có cảm giác đau thoáng qua, không rõ ràng hoặc đau khi vận động mạnh hoặc đau vào buổi sáng lúc thức dậy khiến người bệnh không để ý và nghĩ rằng tự nhiên sẽ hết.
- Sau một thời gian, các sụn khớp bắt đầu tổn thương nặng hơn, dịch khớp ít được tiết ra hơn, khô hơn người bệnh bắt đầu cảm thấy khó khăn khi leo cầu thang, đi bộ lâu hoặc vận động manh, thấy đâu liên tục, không thuyên giảm phải tìm đến sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Đến giai đoạn nặng hơn, khi dịch khớp đã khô hẳn, tổn thương đến mô sưới sụn, hẹp khe khớp thì sự cọ sát của các đầu gối bắt đầu đau nhiều hơn, dẫn đến xưng một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Lúc này, người mắc bệnh thoái hóa khớp gối sẽ cảm thấy đau liên tục, không ngủ được do đau nhức suốt điêm, đi lại cũng nhức, đứng lên ngồi xuống cũng gặp nhiều khó khăn, nghe tiếng kêu roạt rẹt trong khớp gối.
- Cuối cùng, trục tri bị biến dạng rất nặng, bênh nhân có thể bị mất khả năng đi lại.
Cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối
- Giữ thể trạng cơ thể tốt tránh tình trạng béo phì gây quá tải khớp gối giúp giảm nguy cơ thoái hóa.
- Tránh lao động và sinh hoạt sai tư thế trong cuộc sống hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.
- Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao giữ sức khỏe cho cở thể đặc biệt là khi đã bước qua tuổi trung niên, cần duy trì chế độ tập luyện điều đặn. Tập các môn vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh…
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.
- Nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày đặc biệt là khi đã có tuổi.
Trên đây là kiến thức kiến thức cơ bản về nguyên nhân triệu trứng và cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối. Ngay từ khi còn trẻ, còn khỏe mọi người hãy lựa chọn cho mình cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có quý vị nào đang mắc bệnh có thể tham khảo cách điều trị thoái khớp bằng thảo dược thiên nhiên dưới đây.