Nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ (Đầy đủ nhất)

nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Một số bệnh nhân đã gửi mail về và tâm sự với HoaDaVietNam.com về những nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ mà họ mắc phải. Và họ cảm thấy thật sự hối hận vì những bất cẩn trong thói quen hoạt động hằng ngày và họ không để ý mà để bệnh phát triển thành như bây giờ.

Nguyên nhân triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Và có thể sau khi đọc qua bài này, bạn sẽ thấy được có thể mình cũng đang mắc phải một số triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ mà do chính bạn không biết mà thôi. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ rồi tới triệu chứng của bệnh như thế nào nhé.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cổ là căn bệnh xảy ra ngay tại vùng cổ. Bệnh bắt đầu bằng việc các khớp ở thân đốt, đĩa liện đốt bị hư, sau đó dần xuất hiện các việc thoái hóa các đốt sống vùng cổ. Và xảy ra những điều trên là do các nguyên nhân sau:

Xương yếu đi do tuổi tác

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trung niên. Hệ thống xương khớp nói chung và các đốt sống cổ nói riêng sẽ bị bào mòn dần và lão hóa theo thời gian, chính vì vậy mà đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống ở vùng cổ

Sai tư thế hoạt động

Nguyên nhân triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đối với người làm việc văn phòng thì tư thế hoạt động sai chính là ngồi không đúng cách, đối diện với máy tính quá lâu mà không đúng tư thế lâu dần xương sẽ bị thoái hóa. Hoăc đối với những người phải khuân vác vật nặng nhưng không biết cách cũng là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Ngủ sai tư thế

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

Ăn uống không đúng cách

Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tất cả các loại bệnh chứ không chỉ riêng gì bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt là xương không được cung cấp các chất cần thiết như canxi dẫn đến không được linh hoạt và dẻo dai.

nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Ảnh hưởng của những nguyên nhân trên đến cột sống cổ

Mất nước đĩa đệm:

Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.

Thoát vị đĩa đệm:

Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.

Xương:

Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

Xơ hóa dây chằng:

Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

Chèn ép dây thần kinh cổ-vai-gáy:

Đây là chính là lý do khiên các cơn đau đột ngột xuất hiện, thậm chí có thể gây tê cứng cùng cổ khi cử động.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Ngày nay thì tỉ lệ mắc bệnh ở giới trẻ ngày càng cao, và những đối tượng dễ mắc phải là những người làm việc hay cuối hoặc ngửa đầu lâu, vận động cổ quá nhiều hoặc giữ cổ sai tư thế trong thời gian dài. Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ là các cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ, hai vai và lan xuống đến cánh tay, thậm chí lan lên đầu.

Nguyên nhân triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Một số biển hiện phổ biến:

  • Hay bị vẹo, cứng cổ mỗi khi xoay hoặc vận động cổ đột ngột do các đốt sống vùng cổ bị khô không còn sự dẻo dai
  • Các hoạt động cổ sẽ gây đau luôn cả vùng cổ, vai gáy là lan xuống gây đau hoặc tê một hoặc cả hai cánh tay.
  • Đặc biệt vào mùa lạnh, khi mới ngủ dậy cổ sẽ bị cứng, vẹo hoặc rất đau đớn khi hắt hơi, ho.

Dấu hiệu đau mỏi cổ, vay gáy từng cơn:

Đó những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đốt sống cổ bạn đang bắt đầu bị viêm, hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng cổ, sau đó là lan xuống hai cánh tay, hai bàn tay gây tê hoặc đau. Có thể giải thích nguyên nhân tại sao bạn bị là những rễ thần kinh hoặc tủy sống ra ngoài gây chèn ép lên cột sống ở vùng cổ gây đau. Đây là dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận biết nhất.

Đau đầu:

Cũng vì nguyên nhân là các dây thần kinh đi ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh gây đau đầu.  Các cơn đau đầu này có thể xảy lan tỏa ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng chẩm.

triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng Lhermitte:

Gây là triệu chứng mà người bệnh sẽ rất đau như bị xung điện từ cổ xuống tới chân khi có hoạt động uốn cổ. Nguyên nhân là do áp lực chèn ép lên vùng đốt sống cổ hoặc ngực.

Hội chứng rễ thần kinh cổ: Dấu hiệu rõ nhất

Các hoạt động bất chợt hoặc đột ngột sẽ gây ra các cơn đau, tê cứng vùng cổ. Trong một số trường hợp, các áp lực do hoạt động đột ngột này còn xảy ra ở vùng ngực gây đau nhói. Nguyên nhân là do chèn ép các dây thần kinh và rễ thần kinh cổ.

Vùng tủy sống bị đè ép:

Khi xảy các tủy sống bị chèn ép thì vùng bị đau không còn giới hạn ở vùng cổ, vai gáy và hai cánh tay nữa mà bệnh còn biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm khác chẳng hạn như: gặp vấn đề về khả năng tiểu tiện, khó nuốt, rối loạn đường hô hấp và những biến chứng này thường được bắt gặp ở người già.

**Triệu chứng bệnh chỉ là những cơn đau, nếu bạn cứ bỏ qua và tiếp tục chịu đựng tình trạng này sẽ kéo dài và gây nên những hậu quả khó lường khác, chẳng hạn như: bại liệt, tàn phế, tiểu tiện không kiểm soát được,…

Phòng ngừa thoái hoá cột sống cổ

Một số động tác/bài tập phòng ngừa hiệu quả (đặc biệt cho dân văn phòng)

  • Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
  • Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
  • Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi là việc giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Ngoài ra nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
  • Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
  • Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
  • Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
Người làm việc trước máy tính (dân văn phòng) có tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ cao nhất.
Người làm việc trước máy tính (dân văn phòng) có tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ cao nhất.

Một số lưu ý:

  • Thay đổi tư thế làm việc khi ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
  • Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội vật nặng trên đầu.
  • Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
  • Khi luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo mạnh dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, khi đó cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

Cách nhận biết thoái hoá đốt sống cổ

***Lưu ý: Đây là chỉ là các phương pháp tham khảo, tốt nhất bạn vẫn nên đến bệnh viện hoặc nhờ chuyên gia/bác sĩ để chẩn đoán bệnh tình nhé.

Khám lâm sàng

  • Kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ
  • Kiểm tra các phản xạ và sức cơ ở hai tay để phát hiện các tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.

Xét nghiệm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho chẩn đoán cũng như điều trị. Có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • X-quang cột sống cổ: X-quang có thể cho thấy những bất thường, chẳng hạn như gai xương, cầu xương là dấu hiệu trực tiếp của thoái hóa đốt sống cổ. X-quang cổ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn đối với đau cổ và cứng khớp, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp CT. Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là các tổn thương xương ở mức độ rất nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có thể giúp xác định chính xác các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép.
MRI có thể giúp xác định chính xác các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép nhưng chi phí hơi đắt đỏ.
MRI có thể giúp xác định chính xác các khu vực nơi dây thần kinh có thể bị chèn ép nhưng chi phí hơi đắt đỏ.

Xét nghiệm chức năng thần kinh

Có thể thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định xem các tín hiệu thần kinh có truyền đúng đến các cơ không. Các xét nghiệm chức năng thần kinh bao gồm:

  • Điện cơ (Electromyography). Thử nghiệm này đo hoạt động điện trong dây thần kinh khi cơ bắp ở tay đang co và khi nghỉ ngơi.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Các điện cực được gắn vào da phía trên dây thần kinh cần nghiên cứu. Sau đó cho một dòng điện nhỏ truyền qua dây thần kinh để đo cường độ và tốc độ của tín hiệu thần kinh.

Một số cách điều trị đau thần kinh toạ phổ biến

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid (NSAID): việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong nhóm này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo khác.
  • Corticosteroid: một liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, tiêm Corticosteroid có thể là cần thiết.
  • Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm sự co cơ từ đó giúp giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.
Thuốc Tây tác dụng nhanh, nhưng tác dụng phụ cũng nhiều.
Thuốc Tây tác dụng nhanh, nhưng tác dụng phụ cũng nhiều.

Vật lý trị liệu

Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau đáng kể.

Phẫu thuật

Nếu điều trị bảo tồn thất bại hoặc nếu các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay cần phẫu thuật để giải phóng chèn ép tạo thêm chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

Điều trị theo Đông Y

Đây là phương pháp dành người bệnh lâu năm, hoặc không muốn chịu đựng tác dụng phụ của các phương pháp tây y. Một số phương pháp chữa thoái hoá đốt sống cổ theo Đông Y hiện có như sau:

  • Châm cứu, bấm huyệt
  • Sử dụng các bài thuốc nam/thảo dược thiên nhiên để sắc uống
  • Thuốc đông y được bào chế bởi nhà thuốc
  • ….Một số công thức gia truyền khác của các lang y.
Ngày càng nhiều người lựa chọn điều trị bệnh theo Đông Y vì độ lành tính của nó.
Ngày càng nhiều người lựa chọn điều trị bệnh theo Đông Y vì độ lành tính của nó.

Hiện tại Hoadavietnam.com có rất nhiều thông tin về các cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông Y, hãy theo dõi thêm ở các đường link sau nhé:

Ngay từ bây giờ nếu bạn có những triệu chứng trên có thể đến ngay các cơ sở y tế khám để biết mình có đang mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay không. Đồng thời có cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ kịp thời trước khi gây ra những biến chứng khác.

Chúc bạn luôn vui khoẻ!

Chat hỗ trợ
Chat ngay