Trong bài viết hôm nay, hãy cùng phân tích một vài yếu tố để xem thật sự việc tập gym có ảnh hưởng đến chiều cao không nhé!
Những yếu tố tác động đến sự phát triển của chiều cao
Chiều cao của chúng ta chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến các yếu tố chính như: Dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 32%; Di truyền 23%; Chế độ vận động, chơi thể thao chiếm 20%. Ngoài ra, môi trường sống: ánh sáng, giấc ngủ, bệnh tật… cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao.
Nhờ vào sự phát triển của lớp sụn giữa các đầu xương mà cơ thể chúng ta mới có thể cao lên được. Bên cạnh yếu tố di truyền (gen) và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ hỗ trợ kích thích kèo dài phần sụn ở các đầu xương và tạo nên lớp sụn tiếp hợp mới. Lớp sụn mới này càng sản sinh nhiều thì xương của chúng ta sẽ càng dài ra hơn, từ đó mà chiều cao được cải thiện.
Thực tế thì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào có thể chứng minh được rằng việc tập gym hàng ngày sẽ dẫn tới kìm hãm sự phát triển chiều cao. Theo góc nhìn của khoa học, việc tập thể hình sẽ không thể làm chậm hay cản trở quá trình phát triển của cơ xương, do đó chiều cao cơ thể không bị ảnh hưởng. Thậm chí bằng cách luyện tập thể hình, các cơ xương của chúng ta sẽ săn chắc, mạnh mẽ hơn và phòng chống hiệu quả bệnh loãng xương.
Tuy nhiên, việc tập một số bài như gánh tạ, nâng tạ nặng khi vẫn còn trong độ tuổi phát triển dễ khiến cho phần sụn phải chịu áp lực nặng. Đây hoàn toàn không phải là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của chiều cao, nhất là lại diễn ra một cách thường xuyên và trong một thời gian dài.
Một số lưu ý quan trọng khi tập gym để không ảnh hưởng chiều cao
Sau tuổi 23 đối với nữ và 25 với nam thì chiều cao gần như không thể phát triển nhiều thêm được nữa. Nếu muốn tập thể hình để góp phần cải thiện chiều cao của mình thì không phải là không có cách, tuy nhiên phải chú tâm đến các lưu ý sau đây:
– Dành nhiều thời gian cho những bài tập với tạ nằm, thay vì tập trung vào những bài tập gánh tạ, nâng tạ hay những động tác có xu hướng ngược với hướng phát triển chiều cao. Chú trọng hơn ở các bài tập có thể giúp kích thích tăng chiều cao như hít xà đơn, xà kép, hít đất, biceps ladder, body squat, lunges,… tập với mức tạ vừa phải nếu muốn cơ thể nở nang hơn.
– Cuối mỗi buổi tập nên dành thời gian để đu xà hay bơi lội nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho việc thư giãn, thả lỏng các cơ, đẩy nhanh quá trình giãn nở hồi phục so với thời gian thông thường có thể lên tới cả tiếng. Bởi vì nếu để các cơ và khớp xương trong tình trạng chèn ép quá lâu, lúc này chỉ làm tăng độ dẻo dai và bền bỉ chứ không kích thích được hệ cơ xương.
– Hạn chế việc tập tạ vào lúc sáng sớm. Thời điểm sáng sớm là lúc chiều cao đạt đến mức tốt nhất, sau một đêm không phải chịu bất cứ tác động nào của trọng lực. Thay vì tập tạ chúng ta có thể chọn các bài lên xà nhẹ nhàng. Điều này không những rất tốt cho sự phát triển của chiều cao mà còn tăng cường cho vùng cơ ngực và cơ tay hiệu quả.
– Kế hoạch tập luyện cần phải được thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể. Bắt đầu với những bài tập ở cường độ thấp rồi tăng dần lên cao hơn. Tuyệt đối không cố gắng đốt cháy các giai đoạn tập, tập quá nhiều, quá sức vì rất dễ dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng.
– Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu protein, canxi, các loại vitamin không những giúp bồi bổ cơ bắp sau những giờ tập luyện căng thẳng mà còn hỗ trợ tăng chiều cao đến mức tối đá.
– Bên cạnh đó, đùng quên ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya và sử dung các đồ uống có cồn.