Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến cho những người có tuổi từ 40-50, lúc này những đốt sống bắt đầu đi vào giai đoạn thoái hóa. Nguyên nhân gây bệnh có thể do: chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày, sự lão hóa của tuổi tác,…dấu hiệu đặc trưng nhận biết chính là người bệnh cảm thấy đau, mỏi, nhức tại vùng cổ, khớp cổ sau đó lan truyền xuống vai và các khớp vai, gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt. Vậy, triệu chứng và cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ thế nào mời bạn cùng tìm hiểu dưới đây.
Nhận biết triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Sau một ngày làm việc căng thằng, cúi đầu lâu để tiếp xúc nhiều với máy tính sẽ dễ dàng gây ra các cơn đau mỏi vùng cổ, vai gáy.
- Cử động cổ đột ngột dễ gây vẹo cổ hoặc vận động quá nhiều ở cổ cũng gây ra các cơn đau
- Những cơn đau, mỏi, nhức tập trung chủ yếu ở vùng cổ ngay cả khi đang nghỉ ngơi
- Ngoài ra, nếu bị bệnh trong thời gian dài có thể lan truyền từ vùng cổ, vai sang vùng tai, đầu hoặc cánh tay. Vì vậy, ngoài việc cảm thấy đau vùng cổ còn dẫn tới đau đầu hoặc hai cánh tay. Một số ít trường hợp còn dẫn tới tê liệt hai bàn tay
- Khi mùa lạnh đến, tư thế nằm ngủ buổi tối không đúng có thể dẫn đến việc sái cổ vào sáng ngày hôm sau.
- Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ còn thể hiện ở đau nhiều khi vận động nhiều, đau ít khi nghỉ ngơi. Khi quay cổ gây ra các tiếng kêu lắc rắc khi vận động cột sống.
Ai thường dễ mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ thường phổ biến ở người già – do sự lão hóa của các đốt sống và lớp trẻ thường xuyên làm việc trong văn phòng ít vận động hoặc những người thường vận động nhiều vùng vai và cổ gây tổn thương ở vùng này. Ngoài ra còn do tư thế ngủ sai vào buổi tối làm ảnh hưởng không tốt đến các đốt sống. Nhìn chung, bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất dễ dàng mắc phải ở nhiều người. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau.
Lời khuyên hữu ích về Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Đây là căn bệnh chịu nhiều ảnh hưởng từ nghề nghiệp, vì vậy bạn nên thường xoa bóp, massage vùng cổ vào mỗi tối
- Không làm việc quá căng thẳng, giảm thiểu thức khuya. Tạo cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính, tại văn phòng làm việc thỉnh thoảng cần đứng dậy vận động, chỉ cần các động tác vươn tay đơn giản đã giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Chọn ghế ngồi không quá cao hay quá thấp, vừa tầm với máy vi tính trong khi làm việc, giữ khoảng cách hợp lý với màn hình, sử dụng màn hình lớn tối thiểu 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi
- Tạo một chế độ ăn uống khoa học cho bản thân
- Khi ngủ thường xuyên chuyển mình, tránh các tư thế nằm sấp sẽ khiến cổ gập xuống dễ dẫn tới thoái hóa. Không nằm gối quá cao, tránh tư thế ưỡn cổ hoặc gấp cổ.
Trên đây là một số kiến thức hữu ích về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám để chụp hình, chuẩn đoán từ bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời
Nếu bạn đã mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì cần có cho mình: một chế độ tập luyện thường xuyên, ăn uống khoa học cũng như kết hợp với các loại thuốc đặc trị để nhanh chóng trị hết bệnh.