Nội dung chính
Vậy u gai cột sống là gì?
- Tương tự như các khối u khác, u gai cột sống có thể gặp phải là u lành hoặc u ác (ung thư). Về bản chất, một khối u cột sống được hình thành từ sự tăng trưởng bất thường của các mô, các mô này có thể phát triển nhanh hoặc chậm.
- U gai cột sống có thể được phát hiện ở bất cứ vị trí nào từ các mỏm gai xương ở mặt trên hoặc mặt bên cạnh của thân cột sống cột sống, ở những chỗ mà có mặt của vai xương như vùng cổ, lưng trên, thắt lưng hoặc xương cùng.
Hình ảnh u gai cột sống
- Đối với loại u gai ác tính đó chính là sự phát triển từ trong xương và sau đó bắt đầu di căn đến các bộ phận khác của cột sống như cuống sống hoặc ngoài cột sống như ung thư phổi, ung thư vú,… Ở một số trường hợp khác đã được ghi nhận, khối u ở cột sống là sư di căn từ một khối u khác đã lan rộng từ các bộ phận như vú, phổi, thận hoặc tuyến tiền liệt.
- Những người nằm trong độ tuổi 20-40 tuổi và người cao tuổi có rối loạn hình thành xương sẽ có tỷ lệ mắc phải căn bệnh này nhiều nhất.
Triệu chứng của u gai cột sống (bao gồm cả u lành tính và ác tính)
- Những cơn đau không phải do chấn thương hoặc hoạt động thể chất gây ra. Cơn đau bất ngờ ở lưng hoặc cổ và nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, nhất là vào ban đêm.
- Triệu chứng điển hình của u gai cột sống phân biệt với dấu hiệu gai cột sống thông thường đó là những cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân và xuất hiện ngay cả khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
- Các cơ trở nên suy yếu hoặc mất cảm giác. Dễ dàng nhận thấy ở vùng chân, cánh tay và ngực.
- Việc đi lại gặp nhiều khó khăn, độ cong của cơ thể thay đổi bất thường, mất kiểm soát bàng quang, ruột,.. là những triệu chứng đi kèm của u gai cột sống.
- Nếu phát hiện bản thân có một trong những dấu hiệu trên thì phải ngay lập tức tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán sớm u gai cột sống
Phương pháp chuẩn đoán u gai cột sống
Bên cạnh các bài kiểm tra về thần kinh và thể chất, các bác sỹ chuyên khoa sẽ chỉ định một vài xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán hình ảnh cột sống. Đặt máy quét CT, MRI, PET scan (chụp cắt lớp phát xạ positron) hoặc Myelogram nếu các triệu chứng chèn ép tủy sống xuất hiện.
Các bác sỹ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở vùng mô nghi ngờ bị u gai cột sống và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác khối u đó là lành hay ác tính. Đây là bước quan trọng nhằm đánh giá mức độ cũng như hướng điều trị bệnh thích hợp.
Các liệu pháp điều trị u gai cột sống
Việc điều trị u gai cột sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối u lành tính hay ác tính, kích thước, vị trí, các triệu chứng người bệnh gặp phải… Các phương pháp điều trị thường gồm:
- Theo dõi: Với những khối u lành tính nhỏ chưa phát triển hay tác động đến các cấu trúc khác của cơ thể thì chỉ có thể giám sát sự thay đổi của chúng thông qua việc sử dụng các máy chụp MRI hoặc CT scan để nghiên cứu.
- Phẫu thuật: Với khối u ác tính nếu có khả năng mổ, các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa khối u tiếp tục phát triển gây ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh đồng thời quan sát xem khối u đó có di căn sang các vị trí khác không.
Phẫu thuật u gai cột sống
- Xạ trị.
- Xạ phẫu định vị khác.
- Hóa trị.
Để có thể chữa trị u gai cột sống đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần chú ý tới các triệu chứng kể trên để phát hiện kịp thời và từ đó liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên môn nhằm hạn chế đến mức tối đa độ nguy hiểm mà căn bệnh mang lại.
Tìm hiểu về gai cột sống bẩm sinh và cách điều trị