11 biến chứng bệnh tiểu đường – nguyên nhân chính gây tử vong

Biến chứng bệnh tiểu đường được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm bởi nó liên quan đến các bộ phận khác trong cơ thể, đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì thế để hạn chế biến chứng tiểu đường chúng ta phải hiểu bệnh tiểu đường gây biến chứng gì, các dạng biến chứng của bệnh tiểu đường.

11 biến chứng của bệnh tiểu đường

Các biến chứng của tiểu đường được chia thành hai loại:

  • Cấp tính (xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời),
  • Mãn tính (có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tăng lượng đường huyết, lâu dần có thể gây tổn thương đến cơ thể). Hãy tìm hiểu những biến chứng cụ thể dưới đây nhé!

1 – Biến chứng tiểu đường ở chân

Bệnh lý bàn chân là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường là bệnh lý bàn chân. Chỉ cần những vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả đoạn chi.

Biến chứng tiểu đường ở chân thường xảy ra khi người bệnh bị tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường kết hợp với biến chứng nhiễm trùng).

Các biến chứng tiểu đường ở chân có thể kể đến như: chai cứng chân, các vấn đề về da, loét chân, tuần hoàn máu đến chân kém, đoạn chi.

Chai cứng chân: Xảy ra ở đầu xương bàn chân với biểu hiện da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau. Chai cứng chân nếu không được làm mềm hoặc cắt tỉa thường xuyên sẽ dày dần lên rồi vỡ ra, tạo thành vết thương hở (vết loét).

Các vấn đề về da: Bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi một số vùng da chân. Cụ thể, các dây thần kinh chi phối bài tiết mồ hôi chân bị hư hại dẫn đến da chân bị khô.

Loét chân: Hiện tượng loét chân xuất hiện ở các vùng da dưới ngón chân cái và mu bàn chân. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến là do mang giày chật, không vừa với kích cỡ bàn chân. Tiểu đường biến chứng loét chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng là nguyên nhân dẫn đến đoạn chi.

Tuần hoàn máu đến chân kém: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là các mạch máu ở chân, bàn chân bị cứng và hẹp lại, làm ảnh hưởng đến dòng chảy của máu (biến chứng tiểu đường).

Đoạn chi: Là hậu quả cuối cùng của bệnh lý bàn chân (là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất). Bệnh loét chân ở người bệnh tiểu đường rất khó liền, dễ bị nhiễm trùng và lan rộng, do đó bắt buộc phải cắt cụt chân. Một số trường hợp chỉ bị nhiễm trùng bàn chân nhưng phải cắt cụt đến đầu gối là do các động mạch bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc đùi.

2 – Biến chứng tim mạch tiểu đường

Biến chứng tim mạch tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh tiểu đường có khả năng gây nên những tổn thương sớm cho tế bào nội mạc và gây rối loạn chức năng của chúng.

Khi lớp nội mạc bị tổn thương tạo điều kiện cho các phân tử cholesterol chui qua lớp nội mạc một cách dễ dàng, cũng như tăng cường khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch.

Các mảng xơ vữa động mạch phát triển nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, là biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở các bộ phận trong cơ thể.

Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, các huyết khối trong lòng mạch xuất hiện làm tắc mạch cấp tính (nguyên nhân là do sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu), gây nên các biến chứng như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu não…đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân.

3 – Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

biến chứng tiểu đường 1

Đau tê tay, chân là biến chứng xương khớp của bệnh tiểu đường

Đau thần kinh là một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây nên những tổn thương cho sợi thần kinh khắp cơ thể, thường xuyên đau sẽ gây thiệt hại cho dây thần kinh ở chân và bàn chân.

Các triệu chứng có thể kể đến như đau và tê tay chân cho đến các vấn đề với đường tiết niệu, hệ thống tiêu hóa, tim và mạch máu.

Ở những trường hợp người bệnh có các triệu chứng đều nhẹ, nên thường chủ quan vì vậy mà, bệnh tiểu đường đau thần kinh có thể bị đau, vô hiệu hóa và thậm chí gây tử vong.

4 – Biến chứng tiểu đường ở thận

biến chứng tiểu đường 2

Thận cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở thận là khái niệm mô tả các vấn đề về thận gây ra bởi căn bệnh tiểu đường. Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải trong cơ thể ra bên ngoài theo đường nước tiểu.

Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao nên khi đào thải ra cùng nước tiểu sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong các Nephron (đơn vị lọc máu với nhiệm vụ điều hòa, nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất) và làm chúng bị mất dần khả năng lọc.

Sau một thời gian, protein bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu làm cho chức năng của thận bị suy giảm. Sau cùng dẫn đến thận bị mất chức năng hoàn toàn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh đái tháo đường.

5 – Biến chứng tiểu đường đến xương khớp

Bệnh nhân tiểu đường thường bị viêm khớp

Theo kết quả nghiên cứu, trên 50% bệnh nhân tiểu đường bị viêm khớp và tỉ lệ càng cao khi độ tuổi tăng lên. Bệnh tiểu đường là tác nhân thúc đẩy các bệnh về xương khớp xuất hiện và tiến triển nhanh. Các triệu chứng ban đầu của biến chứng này thường bị bỏ qua dẫn đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng nên càng khó điều trị.

Một số biến chứng tiểu đường đến xương khớp có thể kể đến như: viêm, đau khớp vai, hạn chế vận động ở bàn tay; hội chứng ống cổ tay, cổ chân; loãng xương.

Những người bệnh tiểu đường thường có xương giòn và dễ gãy. Ở những người có thể lực yếu hoặc hay bị suy giảm thị lực, hạ đường huyết thì rất dễ bị ngã khi đi lại, do đó nguy cơ gãy xương rất cao.

Những biến chứng tiểu đường đến xương khớp làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Mặc dù vậy những biến chứng này có thể được cải thiện nếu như được điều trị kịp thời.

6 – Biến chứng tiểu đường về mắt

biến chứng bệnh tiểu đường về mắt

Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm mắt. Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể kể đến như: cườm nước (glaucoma), cườm khô (đục thủy tinh thể) và bệnh võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng tiểu đường gây mù mắt phổ biến nhất, thường không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi mà thị giác bị ảnh hưởng.

Theo thống kế của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, 90% người bệnh tiểu đường trên 10 năm sẽ phải đối mặt với biến chứng võng mạc và trong số đó 59% có thể bị mù lòa.

7 – Biến chứng tiểu đường ở da

Biến chứng tiểu đường ở da xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở da xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Theo thống kê, cứ ba người mắc bệnh tiểu đường thì có một người gặp các vấn đề về da.

Các biến chứng về da của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm trước khi bệnh được chẩn đoán.

Các tổn thương về da sẽ xuất hiện nhiều hơn sau khi bị chấn thương hoặc khi có sự rò rỉ nhỏ các sản phẩm máu từ mạch máu vào da hoặc do những thay đổi trong các mạch máu nhỏ nuôi da.

Biến chứng tiểu đường ở da ban đầu là các mảng da nhiều màu (từ hồng đến đỏ hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm). Các mảng da thường bị tróc nhẹ, có hình tròn hoặc hình bầu dục, một thời gian dài có thể bị lõm nhẹ. Đối với nhiều người bị tiểu đường những mảng da có thể trông giống bị đồi mồi.

8 – Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp

Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là một sát thủ thầm lặng vì nó xuất hiện mà không có triệu chứng

Tăng huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ với nhau, tiểu đường có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và ngược lại tăng huyết áp góp phần làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường. Có thể gọi tăng huyết áp là biến chứng tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là một sát thủ thầm lặng vì nó xuất hiện mà không có triệu chứng. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tắc mạch chi, bệnh lý thần kinh… Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 khi bị tăng huyết áp thì tình trạng bệnh đều xấu đi rõ rệt, tỷ lệ bệnh mạch vành và đột quỵ sẽ cao hơn (gấp 2-3 lần) so với người không bị tiểu đường.

9 – Tiểu đường biến chứng gan

biến chứng tiểu đường về gan

Bệnh tiểu đường có tác động làm gia tăng nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết chuyển hóa carbon hydrat. Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra những bất thường ở gan.

Theo nghiên cứu, 25% – 75% nguyên nhân của bệnh viêm gan mãn không do rượu, béo phì và 90% nguyên nhân của viêm gan mãn không do rượu chính là hậu quả của tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có tác động làm gia tăng nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ, nguy cơ phát triển thành xơ gan.Tiểu đường biến chứng gan (xơ gan ở những người bị tiểu đường) là một trong những nguy cơ gây tử vong cao nhất.

Ở những bệnh nhân bị gan mãn tính, được điều trị bằng corticosteroids, interferon hoặc kháng virus đều có nguy cơ bệnh tiểu đường.

10 – Tiểu đường biến chứng vào phổi

Biến chứng tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến phổi

Tiểu đường biến chứng vào phổi có thể dựa vào hai nguyên nhân.

– Một là, đường huyết tăng giảm thất thường hoặc tăng cao đều sẽ sản sinh ra nhiều chất thải, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi, vì vậy mà làm cho chức năng của phổi bị suy giảm.

– Thứ hai là, những người bị tiểu đường thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy mà khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài bị suy giảm. Những biểu hiện như cảm cúm, cảm lạnh thể hiện sự suy giảm hệ thống miễn dịch ở người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra béo phì, bệnh thần kinh, tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho bệnh lý ở phổi phát triển.

Tiểu đường biến chứng phổi thường gặp như bệnh viêm phổi, lao phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

11 – Biến chứng tiểu đường ở răng

biến chứng tiểu đường ở răng

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở răng như nha chu, sâu răng

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở răng, có ảnh hưởng xấu đến kiểm soát đường huyết.

Một số biến chứng tiểu đường ở răng có thể kể đến như sâu răng, bệnh viêm nướu răng, bệnh nha chu.

Sâu răng: Ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường chính là tác nhân gây nên lỗ thủng trên răng, làm tổn thương lớp men răng, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng sinh sôi, phát triển.

Bệnh viêm nướu răng: Các mảng bám và cao răng không được loại bỏ, theo thời gian dẫn đến viêm nướu răng (kích thích nướu răng, làm cho nó dễ sưng và chảy máu).

Bệnh nha chu: Nha chu có thể gây ra tụt lợi, tiêu xương răng, mất răng vĩnh viễn, nguy hiểm hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng nha chu và ngược lại nha chu cũng khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Thảo dược tự nhiên hạn chế biến chứng bệnh tiểu đường

Một trong những cách hiệu quả nhất được các chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên được điều chế thành dạng viên. Trong số đó, sản phẩm TĐ Công Đức đã được rất nhiều bệnh nhân tin dùng và bệnh tình của họ được cải thiện rõ rệt.

Điểm khác biệt của thảo dược tự nhiên TĐ Công Đức

TĐ Công Đức tập trung điều trị căn nguyên của bệnh nên thuốc có hiệu quả hiệu quả lâu dài và ít tái phát. Các thành phần trong TĐ Công Đức hỗ trợ phục hồi tuyến tụy và kích thích quá trình hình thành các insulin. Sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe mạnh, cơ thể tràn trề sinh lực.

TĐ Công Đức

TĐ Công Đức có hiệu quả lâu dài, ít tái phát và không có tác dụng phụ

Thành phần và công dụng thảo dược tự nhiên TĐ Công Đức

Khổ qua hay mướp đắng: là một trong hai nguyên liệu chính của TĐ Công Đức. Dược liệu này có tác dụng giảm glucose trong máu, tăng cường bài tiết insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Đồng thời, đây cũng là một chất chống oxy hóa tốt, giúp bệnh nhân tiểu đường giảm đi các nguy cơ do biến chứng tiểu đường gây ra.

Ô rô: từ lâu đã được biết đến là bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc chữa trị tê thấp, nhức mỏi. Các công dụng của ô rô có thể kể đến là: lợi tiểu, giải độc gan, chữa thấp khớp, đau nhức; giúp bệnh nhân tiểu đường cảm thấy thoải mái, dễ chịu và xóa tan cảm giác mệt mỏi, uể oải.

Lô hội hay nha đam: chứa phytosterol – một chất chống tăng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, lô hội còn có tác dụng tăng cường chức năng gan, chống viêm và cân bằng độ pH trong cơ thể.

Hãy liên hệ vào Hotline 028 7308 5678 hoặc truy cập website https://hoadavietnam.com/ ngay hôm nay và đặt mua TĐ Công Đức để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người xung quanh.

(SƯU TẦM)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay