3 điều quan trọng cần biết về tế bào gốc và sự lão hóa của con người

Tế Bào Gốc, Gốc Tự Do, nồng độ chống Ôxi hoá, 3 con số quan trọng liên quan đến sức khỏe và sự lão hoá của con người.

1. Tế bào gốc ( Stemcell) 

Tế bào gốc (TBG) là gì?

Tế bào gốc

Để trả lời câu hỏi, chúng ta bắt đầu từ tế bào (TB), thành phần nhỏ nhất của sự sống. Con người được xây dựng và vận hành từ hàng ngàn tỉ tế bào.

Nó chi phối suy nghĩ não, nhịp đập của tim, hô hấp của phổi…Tế bào xây dựng các mô, các bộ phận trong cơ thể chúng ta và vận hành nó cho đến khi chúng ta chết.

Nguồn gốc cung cấp các TB này được gọi là TBG, hay còn gọi là nhà máy cung cấp TB cho cơ thể. Thiếu TBG chúng ta sẽ chết trong 1 tháng vì dùng hết TB của mình.

Sự lão hoá của con người liên quan mật thiết đến con số này: Một đứa bé sơ sinh có tầm 7 tỉ TBG, người trưởng thành có 1 tỉ và khi về già ngoài 70 tuổi con người có 350-400tr TBG.

TBG xuất phát từ đâu?

Sự sống của chúng ta bắt đầu từ khi tinh trùng của Bố và Trứng của Mẹ gặp nhau tạo hợp tử là TB duy nhất và cũng là TB gốc đầu tiên. Từ TBG này liên tục phân chia để tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh với khối lượng đã tăng hàng tỉ lần so với 1 hợp tử ban đầu.

Tính chất của TBG là gì?

TBG có hai tính chất chính: tự nhân bản tạo ra chính nó và tự biệt hoá để tạo những tế bào có chức năng khác nhau như da, tóc, máu, xương…

TBG giúp sửa chữa thay thế TB bị lỗi, bị lão hoá giúp chúng ta khỏi bệnh, lành vết thương, chống lão hoá bất thường.

Chúng ta thấy sự liên hệ rõ rệt khi trẻ em liền vết thương nhanh hay da rất đẹp trong khi người già khó liền vết thương và da lão hoá, tất cả là do sự sụt giảm TBG 15-20 lần, không đủ TBG bù đắp trong quá trình lão hoá.

Ứng dụng TBG là gì?

Từ TBG các nhà khoa học có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và biệt hoá chúng thành những tế bào cần thiết: da, xương, cơ tim…

Thay tuỷ để chữa ung thư máu, tiêm TBG vào cơ tim giúp phục hồi tim hay tiêm TBG vào khớp chân cho vận động viên giúp phục hồi chấn thương, kéo dài thời gian chơi thể thao là một trong những thành tựu TBG được ứng dụng thành công hiện nay.

Phương pháp trên là phương pháp cấy phép TBG ngoại sinh.

Ngoài ra có các loại thực phẩm chức năng giúp kích tăng TBG nội sinh trưởng thành trong tủy xương. TBG này theo hệ thống mạch máu đến nơi cần thay thế, sửa chữa khắc phục lỗi tế bào.

Nhờ vậy giúp chậm lão hoá, hỗ trợ điều trị được các bệnh: Ung thư, tai biến mạch máu não, tiểu đường, dị ứng, suy gan, thận…

2. Gốc Tự Do (free radical) là gì?

Gốc tự do

Là những nguyên tử, phân tử thiếu electron trong một hay nhiều cặp electron khiến nó trở nên hoạt hoá. GTD luôn tìm đến các phân tử khác để cướp electron để được trở về dạng trung hoà.

Trong cơ thể chúng ta cách gốc tự do OO, HOO, RO, HO, ONO, HClO…gây tổn thương bề mặt tế bào ( lớp Lipid) gây đột biến gen cho tế bào ( các protein trong chuỗi DNA) có khả năng dẫn đến Ung thư.

Ví nôm na GTD như những anh chàng độc thân cô đơn, luôn đi tìm để dành vợ của cặp đôi khác để mình được hạnh phúc đẩy một người khác thành chàng độc thân.

Anh chàng đó lại tiếp tục chuỗi cướp vợ như vậy sẽ gây xáo trộn giống như GTD gây rối loạn hoạt động trong cơ thể con người.

Nguyên nhân gây gốc tự do

– Hoá chất do: ăn uống chất độc hại, thuốc Tây, môi trường ô nhiễm.
– Do stress hay lao động quá sức
– Do tia cực tím( UV)
– Do quá trình viêm nhiễm
– Trong môi trường Ion hoá
– Ăn nhiều mỡ no ( có nhiều mỡ động vật)
– Hút thuốc lá
-Uống rượu quá nhiều.

Tác hại của gốc tự do

– GTD gây tổn thương Tế bào ( lớp lipid trong màng tế bào) gây đột biến Tế bào ( tấn công protein làm đột biến gen DNA) gây ung thư.
– GTD là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, mờ võng mạc, viêm khớp, Alzheimer, bệnh tự miễn, dị ứng, hen suyễn…
– GTD lão hoá da: do oxi hoá sợi Collagen trong lớp da của chúng ta, là nguyên nhân gây nếp nhăn. GTD gây tổn thương lớp axit Hyaluron có tác dụng giúp giữ nước làm căng bề mặt da. GTD gây xạm nám bề mặt da.
Nồng độ GTD cao kéo dài dẫn đến lão hoá sớm và bất thường, quan trọng nhất là dẫn đến Ung thư. Để hạ gốc tự do, chúng ta phải bổ sung vitamin đầy đủ cũng như chất có khả năng trung hoà cao như chất chống oxihoa ( antioxidant)

3. Chất chống oxi hoá: (OXH) ( Antioxidant)

Chất chống oxy-hóa

Là những chất có khả năng cho electron để trung hoà các gốc tự do. Trong cơ thể chúng ta các vitamin A, C, E và khoáng chất Mangan, Selen và omega là những chất chống oxi hoá Tế bào.

Vì vậy chúng ta cần bổ sung đầy đủ và liên tục. Tuy nhiên khả năng trung hoà của các vitamin khoáng chất này có hạn và thường mất hoạt tính sau một lần trung hoà.

Trong tự nhiên ở vỏ hoa quả, rễ hạt có chất tên là Flavonoids có cấu trúc hóa học chứa vòng thơm và có liên kết đôi liền nhau có khả năng trung hoà gốc tự do cao. Một mặt giúp chống tia cực tím, mặt khác chống virus, nấm xâm nhập vào thực vật.

Flavonoids bản thân nó không chỉ giúp cơ thể chống lại GTD mà còn có khả năng phục hồi các vitamin và khoáng chất đã mất hoạt tính, giúp chúng có thể để trung hoà GTD trở lại.

Trên đây là những chia sẻ về tế bà gốc, gốc tự do mà bạn cần biết để cải thiện sức khỏe bản thân. HoaDaVietNam hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay