Bệnh thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp vai nói riêng là 1 loại bệnh về khớp xảy ra rất thường xuyên ở người trung và cao niên. Trong đó, khớp vai là loại khớp được sử dụng nhiều nhất trong đời người. Bệnh thoái hoá khớp vai gây ra việc bị đau nhức dẫn đến việc khả năng vận động bị suy yếu cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày một giảm. Vì thế, việc nghiên cứu cấu tạo của khớp vai cũng như các triệu chứng của bệnh sẽ phần nào giúp bạn nhận biết được bệnh để có thời gian cũng như các biện pháp đúng đắn để chữa trị.
1. Cấu tạo của khớp vai
Khớp vai bao gồm 5 khớp nhỏ : khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và cuối cùng là khớp bả vai- lồng ngực.
Cấu tạo của khớp vai.
Khớp vai liên kết các rễ thần kinh ở vùng cổ với phần trên lưng cũng như liên quan tới các hạch giao cảm cổ. Khi vùng đốt sống cổ, lồng ngực hay vùng trung thất bị tổn thương có thể gây ra các bệnh ở khớp vai như: co thắt bao khớp, viêm bao khớp, viêm gân sẽ gây đau đớn cũng như sẽ hạn chế các vận động ở khớp vai.
Chóp xoay gồm có 4 loại gân bao quanh khớp vai giúp vai có khả năng vận động. Các gân này rất dễ bị viêm, gây đau ở những người trong độ tuổi trung niên và cao niên. Nguyên nhân được xác định là do thoái hoá hay thiếu máu nuôi và cả việc sữ dụng cánh tay quá nhiều. Nhất là các sợi gân trên và dưới gai có vùng thiểu dưỡng rất dễ bị rách và viêm có thể kéo theo bị viêm khoang dưới mỏm cùng vai. Thoái hoá khớp vai là do bệnh viêm khớp, phong thấp hay loãng xương.
2. Triệu chứng thoái hoá khớp vai
Nguyên nhân gây ra việc đau bả vai và lan tới cả bàn tay hay thậm chí là ngón tay là do đốt sống cổ bị thoái hoá. Triệu chứng là đau nhiều lúc về đêm hay đau nếu tư thế ngủ nằm nghiêng bên vai bị đau, đau khi giơ thẳng tay lên trời hay cũng có thể đau 1 khoảnh khắc nào đó khi hoạt động tay nhưng sau đó lại hết.
Đau tay khi giơ lên là triệu chứng của thoái hoá khớp vai.
Việc đi khám có thể giúp bệnh nhân xác định được các tổn thương, viêm hoặc bị rách chóp xoay và các bác sĩ có thể đánh giá được sức cơ khi khám. Chụp X quang có thể giúp bệnh nhân xem được các gai xương ở mỏm cùng vai. Việc chụp MRI có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng rách gân hay viêm.
3. Phương pháp khắc phục thoái hoá khớp vai
Khi gân chỉ bị viêm, bệnh nhân có thể chọn phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc có thể sử dụng biện pháp vật lý trị liệu. Còn nếu gân bị đứt hoàn toàn thì việc điều trị nội khoa khả năng thành công là rất thấp. bệnh nhân cần phải đi khâu lại để có thể hồi phục sức cơ càng sớm càng tốt để không bị rơi vào trường hợp thoái hoá mỡ ở cơ do gân không hoạt động được vì bị đứt.
Chữa hiệu quả thoái hoá khớp vai bằng nội soi.
Hiện nay, việc khâu gân chóp xoay đã được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp nội soi. Phương pháp này giúp bệnh nhân cảm thấy ít đau đớn hơn sau khi mổ cũng như việc hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Lượng sụn và dịch ở khớp giảm nhiều khiến cho hai đầu xương tại khớp sẽ tiếp xúc nhau khi vận động sẽ gây ra các chứng viêm khớp, đau khớp và cuối cùng là dẫn đến thoái hoá khớp. người bị thoái hoá khớp vai cần phải bổ sung lượng dịch trong khớp đồng thời tái tạo lượng sụn cần thiết cho khớp là cách tốt nhất để giải quyết tận gốc bệnh thoái hoá khớp vai.