Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở những người mang vác nặng, người chơi thể thao…, thoái hóa khớp xương vai cũng không “buông tha” cả những người ít vận động, hay giữ quá lâu ở một tư thế chẳng hạn như dân văn phòng. Theo thời gian thì quá trình thoái hoá sụn chắc chắn sẽ xảy khi độ tuổi tăng dần. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về cách điều trị thoái hóa khớp xương vai phổ biến hiện nay.
Bệnh thoái hóa khớp vai cần được thăm khám và điều trị sớm nếu quá muộn sẽ gây khó khăn trong điều trị, có khi để lại di chứng tai hại là mất khả năng vận động. Muốn có phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cần hiểu rõ các thông tin về bệnh và tình trạng bệnh của mình.
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp xương vai
Thoái hóa khớp vai có hai loại là thoái hóa khớp vai nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi và thoái hóa khớp vai thứ phát gây ra bởi các chấn thương.
Khớp vai là khớp lớn và có tầm vận động lớn nhất trong cơ thể trong cả không gian 3 chiều (ngan, trước, sau). Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, khớp vai được giữ vững bằng các hệ thống sụn viền, bao khớp, dây chằng và cơ.
- Ở những người trên 40 tuổi, các gân này hay bị viêm và gây đau mà nguyên nhân thường là do thiếu máu nuôi, sử dụng cánh tay nhiều, chấn thương hoặc dùng thuốc, cũng có thể do hiện tượng lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai.
- Đặc biệt là gân trên gai và dưới gai có vùng thiểu dưỡng dễ bị viêm và rách, kèm theo là tình trạng viêm của khoang dưới mỏm cùng gây đau vai.
Để có cách điều trị thoái hóa khớp xương vai hiệu quả thì bệnh nhân cần xác định được tình trạng thoái hóa khớp của mình là do nguyên nhân nào trong các nguyên nhân trên gây ra thông qua thăm khám tại bệnh viện.
Triệu chứng của thoái hóa khớp xương vai
Triệu chứng của thoái khóa khớp xương vai đễ nhận biết nhất là:
- Đau nhiều lúc về đêm hay đau nếu tư thế ngủ nằm nghiêng bên vai bị đau.
- Đau khi giơ thẳng tay lên quá đầu hay cũng có thể đau bất chợt trong một khoảnh khắc nào đó khi hoạt động tay nhưng sau đó lại hết.
Việc đi đến bệnh viện để khám có thể giúp bệnh nhân xác định được các tổn thương, viêm hoặc bị rách chóp xoay và các bác sĩ có thể đánh giá được sức cơ khi khám từ đó giúp bệnh nhân biết được nguyên nhân gây ra bệnh và có cách điều trị cho phù hợp.
Cách điều trị thoái hóa khớp xương vai
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, y học hiện nay có những cách điều trị phù hợp với từng bênh nhân như sau:
- Nếu gân bị viêm sẽ được điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu.
- Nếu đã đứt hoàn toàn thì điều trị nội khoa ít khi thành công mà cần phải phẩu thuật để khâu lại để phục hồi sức cơ, tránh tình trạng thoái hoá mỡ của cơ do gân bị đứt và không hoạt động.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật thay khớp vai có thể được thực hiện khi sự hư hỏng khớp nặng nề và ảnh hưởng đến chức năng khớp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Việc bổ xung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phục hồi của xương là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin như: B1, B6, B12 và D3…và đặc biệt là vitamin D và canxi.
Trên đây là nguyên nhân triệu trứng và cách điều trị thoái hóa khớp xương vai theo Tây y. Tuy nhiên người bệnh có thể tìm đến và sử dụng các loại thuốc đông y giúp điều trị không cần phẩu thuật, chi phí thấp vừa an toàn mà lại không kèm theo tác dụng phụ, tốt hơn cho cơ thể. Đặt biệt là đối với người cao tuổi khả năng chịu đựng và phục hồi kém sau điều trị ngoại khoa.