Việc điều trị tích cực ngay từ khi mới phát hiện bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm làm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
– Tác nhân khởi phát: cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được một cách chính xác nhất, tuy nhiên nhiều giả thiết cho rằng có sự liên quan đến virus.
– Cơ địa: giới tính và tuổi là 2 yếu tố có sự ảnh hưởng rất rõ rệt. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới chiếm khoảng 70 – 80% và hơn 60% trường hợp bệnh xảy ra từ trên độ tuổi 30.
– Tính di truyền: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì con có khả năng cao cũng sẽ bị căn bệnh này viêm.
– Yếu tố thuận lợi: sau khi gặp phải các chấn thương, sang chấn, cơ thể suy dược, sinh đẻ, môi trường lạnh ẩm kéo dài.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Thời gian đầu, bệnh thường rất khó để nhận biết bởi lẽ các triệu chứng là tương đối mơ hồ, tương tự với nhiều loại bệnh viêm khớp khác.
Khởi phát:
Ở giai đoạn này, các nghiên cứu đã cho thấy 85% trường hợp biểu hiện của bệnh bắt đầu từ từ rồi tăng dần, chỉ có 15% diễn ra đột ngột đi kèm các dấu viêm cấp. Phần lớn là viêm ở một khớp, phổ biến nhất nằm ở khớp bàn tay: cổ tay, các ngón tay, ngoài ra số ít trường hợp có thể bắt gặp ở cả khớp gối. Giai đoạn khởi phát sẽ kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng trước khi chuyển qua giai đoạn toàn phát.
Toàn phát:
– Vị trí viêm: sớm nhất là ở các khớp chi như cổ tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân, khớp gối… Sau đó, các khớp muộn hơn là khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ…
– Đối xứng: viêm thường xảy ra ở 2 khớp đối xứng như trên hai cổ tay, hai ngón tay giống nhau ở hai bàn tay…
– Cứng khớp buổi sáng: mỗi sáng thức dậy phải dành 10 – 15 phút để xoa bóp, thả lỏng mới có thể bắt đầu vận động bình thường.
– Các khớp có dấu hiệu viêm, sưng đau nhưng ít nóng đỏ, đặc biệt ở các khớp nhỏ như: khớp cổ tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân.
Hình chụp X-quang các ngón tay bị viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau:
– Da và niêm mạc trở nên xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, ăn ngủ kém.
– Trên phần xương trụ gần khớp khuỷu tay, phần xương chày gần khớp gối hoặc quanh cổ tay xuất hiện hạt dưới da. Những hạt này có đường kính 5 – 15 mm và không gây đau.
– Có ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân do viêm mao mạch.
– Các cơ xung quanh vùng khớp tổn thương bị teo nhỏ lại do giảm vận động.
– Viêm ở gân và bao gân quanh khớp.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên tốc độ tiến triển rất nhanh và khó có thể điều trị hoàn toàn. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh chắc chắn sẽ để lại những biến chứng vô cùng tàn khốc trên các khớp xương và ở các cơ quan khác trên cơ thể.
– Hiện tượng cứng khớp làm mất khả năng lao động do việc hạn chế các cử động, sức đề kháng cơ thể cũng bị giảm sút đáng kể,…
– Có tới 89% người bệnh viêm khớp dạng thấp sau 10 năm phát bệnh gặp phải tình trạng cứng khớp, bàn tay suy yếu không thể cầm nắm, việc đi lại khó khăn.
– Viêm khớp dạng thấp khiến cho nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng lên gấp 4 lần bình thường. Các nghiên cứu cũng đã chỉ rất rõ có tới 30% số người bệnh có thêm các biến chứng về tim mạch và 50% số đó nguy hiểm tính mạng.
– Theo số liệu được công bố gần đây, 25% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp trở ngại lớn trong việc thụ thai.
Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Do đó tốt nhất chúng ta nên tăng cường biện pháp phòng bệnh thay vì phải điều trị vô cùng tốn kém. Người bệnh cần phải chú ý các vấn đề sau:
– Môi trường sống đảm bảo thoáng đãng, sạch sẽ vì sống trong điều kiện ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh thường xuyên chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các khớp, về lâu dài sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp.
– Chế độ ăn uống khoa học: bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu canxi và không quên uống đủ nước.
– Trọng lượng cơ thể cần được giữ ở mức hợp lý, điều này giúp giảm áp lực dồn ép lên các khớp xương.
– Hạn chế việc phải đứng hay ngồi quá lâu, luôn giữ tư thế thẳng, thỉnh thoảng thực hiện xoa bóp bàn tay, ngón tay và các khớp. Ngoải ra, người bệnh cũng cần lưu ý nằm trên giường phẳng và ngủ đủ giấc.
– Những người làm công việc văn phòng hay các công việc lao động nặng nên quan tâm dành cho mình thời gian thư giãn nhẹ nhàng sau 1-2h làm việc sẽ giúp hệ xương khớp được thả lỏng và giảm thiểu các khả năng mắc bệnh viêm khớp.
– Hạn chế căng thẳng và giữ tâm lý ổn định để không gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon, từ đó phòng bệnh viêm khớp dạng thấp được tốt hơn.
– Những người lớn tuổi, người có tiền sử về bệnh xương khớp, phụ nữ từ độ tuổi 30 – 50 nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa nhằm chủ động phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mạn tính, đòi hỏi người bệnh cần điều trị một cách kiên trì và liên tục. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay chỉ có thể giảm tình trạng viêm và làm chậm lại quá trình tổn thương khớp.
Thông thường hầu như các phương pháp điều trị đều phải dùng thuốc, song đôi khi việc lạm dụng các loại thuốc Tây sẽ còn gây thêm các tác dụng phụ lên cả gan và dạy dày. Vì vậy, xu hướng hiện nay là chuyển sang loại thuốc Đông y, mặc dù hiệu quả sẽ không thể ngay lập tức như thuốc Tây nhưng với thành phần chủ yếu từ các loại thảo dược tự nhiên nên đảm bảo cực kì an toàn cho người sử dụng.
Hơn nữa, thuốc Đông y chủ trị từ tận căn nguyên gây bệnh nên các bệnh nhân sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm dần theo thời gian dùng thuốc, cơ thể trở nên khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào và các khớp xương cũng dẻo dai hơn trước. Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh về bài thuốc Phong Thấp Hoàn của nhà thuốc Hoa Đà, Texas, Hoa Kì, các bạn có thể tìm hiểu thêm bài thuốc rất hay này.
Xem ngay bài thuốc Phong Thấp Hoàn tại đây