Trước khi giải đáp thắc mắc ” Bệnh gai gót chân điều trị thế nào? “, xin mời các bạn cùng đi xơ lượt về căn bệnh này để có cái nhìn đa chiều về vấn đề.
Nội dung chính
Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh gai xương gót chân
Những người lao động phải thường xuyên mang vác các vật nặng trong một khoảng thời gian dài hay trường hợp những người chơi thể thao nhưng không có thói quen khởi động kỹ càng trước khi vận động, lúc này sức nặng của cơ thể sẽ bị dồn ép quá mức tập trung chủ yếu lên vùng bắp chân, gân cơ Achilles và ở gót chân. Một khi gân Achilles và cơ cẳng chân đã bị sức ép làm cho quá tải sẽ kéo theo sự căng cân cơ tại vùng gan chân, gây ra phản ứng viêm quanh gân, nghiêm trọng hơn là đứt gân cơ.
Khi đó để chống lại các tổn thương, buộc cơ thể phải tự sản sinh một lớp canxi mới bao bọc xung quanh gân gan chân. Về lâu dài, kết quả của quá trình này chính là sự tạo thành nên các xương nhỏ ở mặt dưới gót chân và còn được gọi là gai xương gót.
Tuy nhiên khác với suy nghĩ của nhiều người, không phải bất cứ trường hợp gai xương gót nào cũng sẽ có hiện tượng đau ở gót chân. Theo thực tế ghi nhận qua các phim chụp X-quang, nhiều người có gai xương ở gót chân nhưng không hề cảm thấy bị đau gót và ngược lại nhiều người bệnh đã điều trị hết đau hoàn toàn mà vẫn phát hiện thấy sự tồn tại của gai xương gót.
Dấu hiệu thường gặp khi bị gai gót chân
Khi mắc phải bệnh gai xương gót, biểu hiện phổ biến nhất đó là những cơn đau nhức nhối, đau buốt nhiều ở vùng gan chân hay xương gót. Ngoài ra, các bệnh nhân sẽ cảm thấy rất rõ mức độ đau tăng lên nhanh chóng và đột ngột chỉ sau một đợt vận động mạnh kéo dài và giảm dần sau một thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi, cơn đau bùng phát dữ dội vào mỗi vào buổi sáng, ngay khi vừa thức dậy và thực hiện vài bước chân đầu tiên trong ngày, phải mất một lúc đi lại nhẹ nhàng cảm giác đau mới dần dịu xuống.
Đối với những người thường hay chơi thể thao hay vận động viên, cơn đau có thể khởi phát sau một cử động đột ngột và dồn nhiều sức như đạp chân thật mạnh để lấy đà chạy, bật cao…. Bên cạnh đó, đau cũng sẽ tăng lên khi đi chân trần trên các bề mặt cứng, gồ ghề hoặc mang vác các vật nặng. Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những cơn đau này.
Khi đến thăm khám tại các trung tâm chuyên khoa xương khớp, ngoài các chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X-quang vùng gót chân để phát hiện một cách rõ ràng nhất hình ảnh gai xương từ mặt dưới xương gót ở vùng gan chân. Quan trọng hơn nữa là để phát hiện ra những tổn thương khác nguy hiểm hơn cũng có cùng biểu hiện đau xương gót như gãy xương, viêm nhiễm xương, u xương gót và áp-xe phần mềm tại chỗ.
Điều trị gai gót chân như thế nào?
– Dù ở bất cứ giai đoạn nào thì một trong những điều quan trọng mà bệnh nhân cần ghi nhớ là phải đi giày mềm vừa chân, tốt nhất là chọn cho mình một đôi giày có lớp đệm dày, đế có độ đàn hồi tốt để giảm các chấn động tới gót chân mỗi khi bước đi. Song song với đó, giảm bớt các hoạt động đòi hỏi cần đi lại nhiều hay có liên quan đến việc khuân vác đồ vật nặng.
– Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh không được tiếp tục cố gắng mà phải nghỉ ngơi ngay lập tức, có thể thực hiện việc hỗ trợ chân bằng cách chườm đá tại chỗ hay băng chun gan chân.
– Các phương pháp mát-xa gan bàn chân, tập vật lý trị liệu như dùng sóng siêu âm, sóng ngắn, chiều tia hồng ngoại cũng đem lại hiệu quả khá tích cực.
– Nếu đau nhiều có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau không chứa steroid như diclofenac, meloxicam, piroxicam…, kết hợp với các thuốc giảm đau thuộc nhóm paracetamol. Khi các biện pháp trên không còn phát huy hiệu quả thì tiêm corticoid được xem là một giải pháp giảm đau tại chỗ có thể mang lại hiệu quả khá tốt.
– Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý tiêm bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ điều trị. Bởi lẽ việc tiêm thuốc bắt buộc phải được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn hoàn toàn, để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình tiêm như viêm cốt tuỷ, nhiễm khuẩn phần mềm…
– Xu hướng điều trị gai gót chân được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng các bài thuốc Đông Y. Mặc dù tác dụng không thể nhanh như các loại thuốc tiêm hay thuốc Tây y, nhưng với thành phần chủ yếu là những loại thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên nên thuốc Đông y không gây các tác dụng phụ lên gan và thận. Hơn nữa, Đông y chủ trị từ tận sâu bên trong nguồn gốc gây bệnh nên hiệu quả rất khả quan mà lại an toàn cho người dùng.
>> Các bạn có thể xem thêm bài thuốc chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả Toạ Cốt Thống tại đây hoặc liên hệ số Hotline: 028 7308 5678 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về bệnh của mình.
– Phẫu thuật cắt bỏ gai xương chỉ được xem xét đến khi các phương pháp nội khoa đã không còn mang lại khả năng cải thiện tình trạng bệnh. Như đã nói ở trên, cơn đau đối với bệnh gai xương gót chân không đơn thuần là do yếu tố gai xương gây nên, mà còn có thể là do viêm tại chỗ hay viêm quanh các gân ở vùng gan chân. Vì vậy, quyết định phẫu thuật luôn phải được cân nhắc một cách hết sức thận trọng và thường ít khi được chỉ định.