Bệnh thoái hoá khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị tổn thương, kèm theo đó là các triệu chứng viêm và lượng dịch nhầy bôi trơn ở điểm nối giữa hai đầu xương sụt giảm. Điều đó gây nên những cơn đau nhức, cứng khớp và hạn chế khả năng cử động của các khớp.
Trong các bệnh lý về xương khớp thì thoái hóa khớp là loại bệnh thường gặp nhất. Bệnh gây ra những thương tổn lên toàn bộ khớp, chủ yếu là tổn thương ở phần sụn bao quanh đầu xương, các loại khớp thường dễ bị lão hoá có thể kể đến như: khớp gối, khớp khủy tay, khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân, ngón chân, cổ tay, ngón tay,… Thoái hoá khớp có liên quan chặt chẽ tới độ tuổi, tuổi càng cao thì khả năng khớp bị thoái hoá sẽ càng lớn.
Các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp
– Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ tại chỗ, đau khi vận động, đau theo từng đợt và với mức độ tăng dần.
– Các cử động co duỗi các khớp sẽ bị hạn chế đi rất nhiều, ví dụ như khớp gối không thể duỗi thẳng như bình thường.
– Một số biểu hiện khác như có tiếng lạo xạo hay lục cục có thể nghe thấy được ở vùng khớp gối khi bệnh nhân vận động hay di chuyển.
– Đau khi ngồi xổm và lúc đứng dậy cũng gặp rất nhiều khó khăn, phải có người hỗ trợ mới đứng dậy được. Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây đã cho thấy, những người đau mỗi lần ngồi xổm có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn đến 41% so với những người khác.
– Đau khi leo cầu thang là một trong những dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh thoái hóa khớp. Một khi người bệnh lên xuống cầu thang phải nhích từng bước một vì quá đau, thì tình trạng thoái hóa đã ở vào giai đoạn nặng.
Nguyên nhân gây thoái hoá khớp
Ngoài nguyên nhân do tuổi tác và sự lão hóa, thì những nguyên nhân khác có thể làm đẩy nhanh quá trình thoái hoá của các khớp đó là việc khớp bị biến dạng, viêm nhiễm sau chấn thương hoặc do một số đặc thù riêng trong các hoạt động thể thao, nghề nghiệp, những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày khiến cho sụn khớp phải chịu một áp lực lớn và duy trì trong khoảng thời gian dài.
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây bệnh thoái hoá khớp
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá phổ biến hiện nay là tình trạng thừa cân, béo phì. Có các nguyên nhân hiếm gặp hơn như do yếu tố về di truyền (gene) hay các dị tật xương khớp bẩm sinh.
Tuy không thể làm chết người nhưng thoái hóa khớp có thể khiến các bệnh nhân cảm thấy rất đau nhức và khó chịu, trường hợp nặng sẽ dẫn đến bại liệt, làm ảnh hưởng cực kì lớn đến sinh hoạt, làm việc của bản thân, mất khả năng vận động, chất lượng cuộc sống suy giảm và gây tổn hại đến kinh tế của gia đình người bệnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để nhận biết sớm bệnh thoái hoá khớp háng?
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp
– Hạn chế các tư thế, thói quen xấu trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chính những điều này sẽ gây tăng tải trọng lên các khớp và gây ra các chấn thương. Tốt nhất là nên đảm bảo cơ thể luôn được giữ ở tư thế thẳng sinh lý, sẽ giúp giảm bớt áp lực đè ép trên mặt khớp.
– Tránh các vận động quá mạnh, sai tư thế và diễn ra đột ngột khi mang vác, đẩy, xách, nâng đồ vật…có khối lượng lớn.
– Kiếm soát cân nặng cơ thể ở mức độ hợp lý. Béo phì sẽ gây ra những thay đổi trong tư thế, dáng đi và toàn bộ mọi hoạt động vận động của cơ thể, đồng thời sức nặng sẽ đè lên các khớp nhất là khớp gối, vùng lưng, vùng háng và bàn chân.
Béo phì làm đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp
– Những người làm trong các ngành nghề phải thường xuyên khuân vác nặng cần phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, vì họ chính là là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp nhất.
– Đối với trẻ em, cần sớm chữa bệnh còi xương, các dị dạng bẩm sinh như cong, vẹo cột sống, tật chân khoèo, dị dạng bàn chân… Những dị dạng bẩm sinh này làm thay đổi trục của khớp tạo và dẫn đến những điểm tỳ đè bất thường trên mặt khớp.
– Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lý sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu được luân chuyển tốt hơn và cung cấp dinh dưỡng tốt cho sụn khớp. Tuyết đối tránh những hoạt động thể thao quá sức chịu đựng sẽ gây tổn thương lên khớp.
– Một trong những yếu tố gây thoái hóa là do phải làm việc trong môi trường buộc phải đứng hoặc ngồi lâu, điều này sẽ làm hệ tuần hoàn bị ứ trệ và gây cứng khớp. Vì vậy những khoảng nghỉ ngắn sau 1 đến 2 tiếng làm việc là hết sức cần thiết.
– Chế độ ăn uống phải được xây dựng một cách khoa học, không uống rượu bia, ăn các loại thực phẩm nhiều đạm, nội tạng động vật như gan, ruột, tim hay các món ăn làm tăng lượng mỡ trong máu như thịt mỡ, bơ, xúc xích. Tăng cường việc bổ sung các loại trái cây như đu đủ, dừa, chanh, bưởi và nhất là sữa tươi nhằm cung cấp các men kháng viêm và sinh tố C.
Hiện nay, phương pháp phòng và chữa bệnh thoái hoá khớp được nhiều các bệnh nhân tin tưởng nhất đó là sử dụng thuốc Đông Y, bởi vì các thành phần chính để bào chế nên thuốc đều được chọn lọc từ thiên nhiên nên sẽ ít tốn kém hơn so với thuốc Tây nhưng lại cho kết quả điều trị rất khả quan và không có các tác dụng phụ đi kèm.
Trong đó thuốc Toạ Cốt Thống của nhà thuốc Hoa Đà là loại thuốc đặc trị về xương khớp đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị thoái hoá khớp, cùng với đó là những phản hồi rất tốt từ phía các bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm này.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng bấm vào hình bên dưới đây