Thoái hóa cột sống là gì? Có nguy hiểm không?

Hiện nay, rất nhiều người đang bị căn bệnh thoái hóa cột sống hành hạ từ trẻ đến già, nhân viên văn phòng đến công nhân khuân vác nặng… Để giúp cho việc điều trị được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, bệnh nhân phải hiểu rõ thoái hóa cột sống là gì?

thoái hóa cột sống là gì 1

Tình trạng thoái hóa cột sống không còn là chuyện hiếm gặp

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Đây là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến, hầu hết mọi người đều gặp trong các giai đoạn của cuộc đời, nhất là khi lớn tuổi. Đây là quá trình lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể bạn trở nên già đi. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

Cột sống cơ thể người có 33 đến 34 đốt xương sống, gồm 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng và những đốt xương sống cụt và cùng dính với nhau để tạo ra xương cụt và xương cùng. Những đốt sống này được nối bằng những sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ vào hệ thống cơ.

thoái hóa cột sống là gì 2

Vị trí và tên gọi các triệu chứng của thoái hóa cột sống

Theo nhận định của các chuyên gia của Hoadavietnam.com, những vị trí thường hay bị thoái hóa gồm có: Lưng, Cổ và vùng thắt lưng. Nguyên nhân vẫn là vì quá trình lão hóa, do đó, căn bệnh này hay xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 tuổi trở lên.

2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống là gì?

  • Không ăn uống đầy đủ.
  • Làm việc nặng quá sức và khi đang trong độ tuổi mới phát triển ví dụ: trẻ em ở độ tuổi 12 đến 14 tuổi khuân vác nặng, khi khung xương đang phát triển, chưa hoàn thiện và chưa được định hình.
  • Luyện tập thể thao không đúng cách.
  • Thường xuyên khuân, vác vật nặng sai tư thế.  
  • Ngồi nhiều hay ít thay đổi tư thế làm việc.
  • Trọng lượng cơ thể quá nặng làm cho cột sống phải làm việc quá sức.
  • Khả năng mắc phải thoái hoá cột sống của nữ và nam là bằng nhau dù cho nguyên nhân gây ra tình trạng này của hai giới khá khác nhau. Khác với nam giới khi nguyên nhân chính là làm việc nặng, thể dục thể thao quá mức, thì ở nữ giới, nguyên nhân là việc thiếu canxi- một ảnh hưởng do mang thai, sinh nở gây ra khi họ không được bồi dưỡng đầy đủ.

3. Phòng và chữa thoái hóa cột sống thế nào?

  • Chế độ dinh dưỡng cho người mắc thoái hóa cột sống là một trong những yếu tố tối quan trọng, do đó, các bạn hãy ăn các bữa ăn có đầy đủ chất để xương cứng cáp và hồi phục một cách nhanh chóng như thịt cá, trứng, sữa, tôm, cua có chứa maggie, canxi…
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều đường, bột, đồ ăn quá mặn, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống ít nhất một ngày 1 lít nước.
  • Ăn nhiều trái cây, và sử dụng các loại nước ép táo, cam, chanh, bưởi. Ngoài ra, các bạn cũng nên ăn nhiều rau như: rau muống, rau dền, bắp cải, giá…

thoái hóa cột sống là gì 4

Bệnh nhân thoái hóa cột sống cần ăn nhiều trái cây và rau quả

Điều trị: thực hiện những phương pháp: bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, dán cao, chườm, bôi thuốc…Ngoài ra, các bạn cũng có thể thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cắt gai cột sống

Hiện nay, các loại thảo dược hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống đang được mọi người tin dùng nhờ vào hiệu quả đáng kinh ngạc cùng độ an toàn luôn được đảm bảo.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay