Búc thư tình

Nguồn gốc của chiến tranh nằm ở cách ta xây dựng đời sống hằng ngày, cách ta xây dựng nhà máy, xây dựng xã hội và tiêu thụ các sản phẩm. Nếu ta biết nhìn sâu vào hoàn cảnh xã hội, ta sẽ thấy được gốc rễ của chiến tranh.

Ta không thể đơn giản trách cứ bên này hay bên kia. Ta phải tìm hiểu nỗi khổ đâu và sợ hãi của cả hai phía, vượt lên trên tranh chấp phe phái mà tìm cách hòa giải.

Ta không thể đơn giản trách cứ bên này hay bên kia. Ta phải tìm hiểu nỗi khổ đâu và sợ hãi của cả hai phía

Trong mọi tranh chấp, ta cần phải hiểu nỗi đau của cả hai bên. Ở Nam Phi chẳng hạn, nếu có người hiểu được nỗi đau của phía bên này và qua phía bên kia để giải thích cho những người phía bên kia thì tình trạng đâu đến nỗi bi thảm. Ta cần những cây cầu liên lạc, ta cần những cây cầu thông cảm.

Công trình thực tập bất bạo động bắt đầu từ nơi bản thân ta. Tâm ta có hòa bình thì khi gặp khó khăn, ta mới biết phải làm gì để giải quyết vấn đề cho êm đẹp. Dù là vấn đề trong gia đình hay ngoài xã hội, thì cách giải quyết vẫn giống nhau.

Những tổ chức đấu tranh cho hòa bình vẫn còn vướng chất căm thù, bạo động và hiểu lầm. Những tổ chức ấy có thể viết những bức thư phản kháng rất hùng hồn nhưng có thể không đủ khả năng để viết những bức thư dịu dàng.

Chúng ta cần học cách viết những bức thư mà người khác thích đọc chứ không vứt vào sọt rác. Chúng ta phải học dùng thứ ngôn ngữ không làm người khác tránh xa ta. Những nhà lãnh đạo quốc gia cũng mang tính chất như chúng ta thôi.

Chúng ta cần học cách viết những bức thư mà người khác thích đọc chứ không vứt vào sọt rác

Những nhà vận động cho hòa bình có thể dùng ái ngữ hay không, cái đó còn tùy thuộc ở mức độ an lạc trong họ. Bởi nếu chính họ không có an lạc, làm sao họ có thể làm cho người khác được an lạc? Nếu chính ta không biết mỉm cười thì ta không thể nào làm cho người khác mỉm cười được. Nếu trong ta không có sự bình an, thì ta không đóng góp được gì cho công cuộc hòa bình.

Một phong trào hòa bình còn mang tính căm thù và bạo động sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ ta trông chờ nơi nó. Ta phải giúp họ thay đổi phương thức hành đông, sao cho dịu dàng và tươi mát hơn. Vì vậy, ta phải thực tập chánh niệm, để có khả năng nhìn rõ, thấy rõ và hiểu rõ. Nếu có được cái nhìn bất nhị, ta mới giải trừ được bạo động và căm thù. Làm hòa bình trước tiên là làm cho trong ta có hòa bình. Bởi chúng ta phải nương vào nhau, cũng như giới trẻ nương vào chúng ta để có một ngày mai tươi sáng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Theo TriTinEdu

>>> Đọc ngay: Bổn phận người công dân

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay