Các nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh cổ
Nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh cổ được xác định là do tình trạng bệnh lý thoát vị đĩa đệm, mà cụ thể là thoát vị đĩa đệm cổ sau chấn thương hay do tình trạng thoái hóa cột sống cổ gây nên. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân hiện nay chỉ xuất hiện tình trạng một rễ bị chèn ép vì vậy cho nên một bên cổ, một bên vai và một bên cánh tay sẽ bị đau.
Tuy nhiên, cũng có một số ít bệnh nhân bị chèn ép cả hai rễ thần kinh gây đau cả hai bên hai, cánh tay. Chèn ép rễ thần kinh cổ xuất hiện phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 40 tuổi, với nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm.
Chèn ép rễ dây thần kinh cổ do thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện các cơn đau do chèn ép rễ thân kinh cổ
Khi bị chèn ép rễ thần kinh cổ thì sẽ xuất hiện các cơn đau khá giống với biểu hiện của gai cột sống:
Đau cổ: Đau nhất là khi ngửa cổ hoặc là cúi cổ. Tuy nhiên khi ngoảnh cổ sang bên trái hay sang bên phải cũng khiến bệnh nhân bị đau. Những cơn đau cổ này nhiều khi đau rất dữ dội khiến cho bệnh nhân không thể nào nằm được.
Đau cổ, vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và cả các ngón tay: Theo các rễ thần kinh bị chèn ép, dần dần các cơn đau bắt đầu lan đi. Các cơn đau này là các cơn đau đặc thù vì vậy bệnh nhân rất dễ dàng cảm nhận được.
Đau cổ, vai do ảnh hưởng của hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ
Tình trạng mỏi cổ: Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết khi bị chèn ép thần kinh cổ. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ đó chỉ là biểu hiện mệt mỏi bình thường.
Tê theo đường cảm giác của rễ thần kinh bị chèn ép: Cảm giác tê này có thể lan tới ngón tay cái, ngón ba và cả ngón năm.
Teo cơ: Teo cơ hai đầu, teo cơ ba đầu hoặc là teo cơ giữa kẽ xương bàn tay.
Phương pháp điều trị hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ hiện nay
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới chèn ép rễ thần kinh cổ mà chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên phần lớn vẫn là tập trung điều trị nội khoa, dựa vào sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên dụng như tập đeo nẹp cổ mềm, kết hợp cùng với các bài tập vật lý trị liệu phù hợp.
Ngoài ra trong quá trình trị liệu, người bệnh cũng đặc biệt tránh các tư thế sinh hoạt sai. Hạn chế cử động tại vùng cột sống cổ, không cúi hay ngửa cổ quá mức, tuyệt đối không dùng cổ để gánh vật nặng… Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như Diclofenac, Meloxicam, thuốc có tác dụng giãn cơ Coltramyl, Decontractyl có tác dụng nhanh nhưng sẽ để lại tác dụng phụ lên gan và dạ dày. Vì vậy cần phải có chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị mới được sử dụng.
Khi tình trạng bệnh đã có bước thuyên giảm, các bài tập vật lý trị liệu phục hồi là cần thiết nhưng phải dưới sự giám sát của các chuyên viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm chuyên sâu.
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ rất tốt đối với người bị chèn ép rễ thần kinh cổ
Phương pháp phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi việc điều trị nội khoa đã hoàn toàn mất tác dụng, người bệnh đau đớn dữ dội, xuất hiện triệu chứng liệt các chi…
Nhằm giảm thiểu tối đa các hạn chế của những phương pháp trên, tương tự với cách trị gai cột sống bằng đông y, hiện nay xu hướng của các bệnh nhân chèn ép rễ thần kinh cổ đã chuyền dần sang dùng thảo dược Đông y để trị bệnh. Vì sao lại như vậy? Điều này được giải thích là do thảo dược Đông y có thành phần hoàn toàn được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo hiệu quả điều trị từ căn nguyên gây bệnh nhưng không có bất cứ tác dụng phụ nào như đối với thuốc Tây.
Nếu có điều kiện, các bạn có thể tìm hiểu thêm về bài thuốc Đông y Kiên Tý Hoàn của nhà thuốc Hoa Đà, Texas, Hoa Kỳ. Thuốc Kiên Tý Hoàn đã được chứng nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên rất yên tâm khi sử dụng chứ không giống như VN Pharma.
Trên đây là thông tin rất cần thiết về hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ. Hy vọng với những chia sẻ này đã phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơn đau do chèn ép rễ thần kinh cổ, nắm rõ các triệu chứng nhằm phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp nhất.