Cách sử dụng trà xanh chuẩn Đông y để bảo vệ sức khỏe

Trà xanh rất tốt đối với sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách thì sẽ rước bệnh vào thân. Vậy sử dụng trà xanh sao cho tốt và những lưu ý gì khi dùng trà xanh? Cùng xem nhé!

Những lưu ý khi sử dụng trà xanh

Mỗi chén trà chứa hơn 50mg chất caffeine trong khi cà phê chứa tới 85mg.

Trà xanh, nói chung, không có chất độc và an toàn. Tính ra, mỗi chén trà chứa hơn 50mg chất caffeine trong khi cà phê chứa tới 85mg.

Caffeine vốn là một chất kích thích hệ thống thần kinh, do vậy không nên dùng quá liều lượng và kéo dài thời gian.

Có một vài loại trà được khử bỏ chất caffeine, tuy nhiên không ảnh hưởng gì đến hàm lượng polyphenols.

– Phản ứng phụ: Cả hai loại trà xanh và trà đen đều chứa chất caffeine, giống như cà phê, tất nhiên dễ gây phản ứng phụ (side effects) như là: Trạng thái hốt hoảng, loạn nhịp tim, lo âu, bồn chồn, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Chất tannis trong trà có thể gây xáo trộn dạ dày.

– Chống chỉ định: Trà xanh tuy được xem như không có chất độc nhưng phụ nữ có thai và những người bị cao huyết áp, loạn nhịp tim, hay bồn chồn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ kinh niên, tiểu đường và viêm loét dạ dày nên kiêng cử đồ uống có chứa caffeine.

Uống trà quá giới hạn sẽ gây táo bón, khó tiêu, hoa mắt, tim đập nhanh, dễ nổi nóng và mất ngủ. Trà cũng không phải là đồ uống dành cho trẻ em.

– Phản ứng với thuốc: Theo một số tài liệu, kể cả Tiến sĩ C.Norman Shealy nêu ra trong quyển Natural Remedies, lưu ý rằng trà xanh có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vài loại thuốc, như allopurinol trị bệnh viêm thoái khớp hay bệnh gút (gout), thuốc kháng sinh (antibiotic), thuốc chống viêm loét (antiucer) và thuốc theophylkline trị hen suyễn.

Ngoài ra, trà xanh còn ngăn cản sự hấp thụ chất sắt và làm suy yếu công năng các loại thuốc giảm đau.

– Trong một số thí nghiệm khác, các nhà khoa học nhận xét uống trà mà pha thêm sữa sẽ làm suy giảm khả năng chống oxy-hóa vì chất đạm trong sữa ức chế, nói đúng hơn là trói chặt hoạt động của polyphenols trong trà xanh.

Trà xanh, trà ô long và trà đen có gì khác nhau?

Trà đen, trà olong là trà xanh ủ lên men

Trà xanh là loại trà tươi đem phơi sấy khô tự nhiên.

Trà ô long là loại trà xanh đem ủ cho lên men một nữa giai đoạn, khi đổi sang màu hơi sậm thì ngưng.

Còn trà đen cũng là trà xanh ủ cho lên men hết giai đoạn chuyển thành màu đen sậm mới đạt quy trình. Cách ủ trà cho lên men không giống phương pháp lên men cất rượu nho và thường mang tính gia truyền.

Lưu ý:

Chỉ một điểm yếu kém của trà đen là không thấy bằng chứng về sức mạnh kháng ung thư cũng như không có chút ảnh hưởng nào tới bệnh tim mạch.

Điều này có nghĩa trà đen mất hết năng lực trị bệnh sau khi đổi màu cho dù có cùng thành phần cấu tạo như trà xanh.

Cách dùng trà đúng chuẩn Đông y

Thời gian đun sôi và hãm trà không quá 3 phút

– Trung bình mỗi ngày uống từ 2-3 chén, nhưng nhiều cuộc khảo sát cho thấy liều dùng tăng cao hơn 10 chén (ước chừng 40 ounces, tương đương 1.2 lít) vẫn an toàn.

– Trà xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế, hàm lượng polyphenols thường đạt tới tỉ lệ 97%, trong đó 60% là loại chất catechins.

– Tiêu chuẩn về trà chiết xuất hay tinh chế mạnh yếu khác nhau, do đó liều lượng phải theo sự hướng dẫn cho thích hợp. Nếu tiêu chuẩn trà tinh chế đạt tỉ lệ  90% polyphenols, liều dùng mỗi ngày trung bình từ 250-400mg.

Nếu là trà thô sấy khô, ngày dùng từ 2-5 chén, mỗi chén nước sôi tương đuơng 1 muỗng cà phê trà.

–  Pha trà là cả một nghệ thuật. Tuy nhiên có vài chỉ dẫn căn bản cần nắm vững.

Điều kiện tốt nhất để pha trà xanh đòi hỏi trước hết là nước phải trong sạch và mát, đun với ngọn lửa nhẹ, thời gian đun sôi và hãm trà không quá 3 phút. Riêng trà đen và trà ô long cần đun sôi lâu hơn nhưng cũng không quá 5 phút.

Bài viết trên đây là tổng hợp tất tần tật những lưu ý khi sử dụng trà xanh, mong rằng với những chia sẻ này bạn và gia đình sẽ cải thiện được sức khỏe tốt hơn và có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay