03 – ĐINH LĂNG

 

Các bộ phận làm thuốc là ở rễ củ và cành lá. Lá dùng làm thuốc phải hái ở cây có độ tuổi từ 3 năm trở lên. Lá, cành phải hái và sao riêng, cành nhỏ thì thái nhỏ và sao vàng thơm. Rễ cây đinh lăng rửa sạch thái thành từng đoạn ngắn sao vàng.

ĐINH LĂNG

Theo y học cổ truyền và dân gian, đinh lăng có công hiệu sau:

  • Tác dụng bổ dưỡng, làm cho người suy yếu chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân.
  • Tăng lực, tăng khả năng lao động, chống mệt mỏi, chóng phục hồi sau lao động mệt nhọc.
  • Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với nhiệt độ nóng, rối loạn tiền đình, nhiễm kí sinh trùng sốt rét, trạng thái stress.
  • Đinh lăng gây hoạt hóa nhẹ và đồng bộ ở các tế bào thần kinh, tăng biên độ điện thế vỏ não, tăng hoạt động của các tế bào thần kinh, tăng độ nhớ.

Một số nơi dùng đinh lăng làm thuốc chữa ho thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Dùng 4-12g / ngày dưới dạng thuốc sắc với nước hay ngâm rượu hoặc tán bột viên thành từng viên mà uống.

MỘT SỐ BÀI THUỐC:

+ Chống mệt mỏi, bồi bổ cơ thể:
Rễ cây đinh lăng (từ 3 năm trở lên) rửa sạch thái mỏng sao vàng mỗi liều khoảng 50g đem tán thành bột viên thành từng viên rồi uống.

+ Trị tê thấp đau lưng:
Cành nhỏ (giáp với lá) thái nhỏ, sao vàng, lấy khoảng 30g sắc với nước uống.

<< Quay lại: 500 bài thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay