Hệ quả nguy hiểm bệnh béo phì và cách phòng ngừa

Béo phì không chỉ khiến cơ thể nặng nề thiếu linh hoạt mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh trong cơ thể. Nguyên nhân và cách điều trị chứng béo phì ra sao, cùng đọc bài viết sau nhé!

Béo phì, còn gọi mập phì, là bệnh do khối lượng mỡ tăng trưởng và tồn đọng quá nhiều trên cơ thể. Béo phì thường được chia thành 2 thể.

– Béo phì nguyên phát hay béo phì đơn thuần

– Béo phì thứ phát, do nhiều bệnh khác gây ra

Muốn xác định có bệnh béo phì hay không cần phải đo chỉ số mỡ, tránh nhằm lẫn với tình trạng cơ thể mắc bệnh phù thủng hoặc gia tăng trọng lượng, nở nang cơ bắp do tập luyện.

Nguyên nhân gây béo phì

Béo phì không phải biểu thị về tình trạng cơ thể sung mãn, tốt lành theo quan niệm của người Á Đông qua câu nói lề “Phát tướng phát tài”. Thực tế, béo phì là dấu hiệu sức khỏe “có vấn đề”, đang bị rối loạn .

Vấn đề béo phì và ăn uống vô độ có tương quan mật thiết với nhau. Ăn uống vô độ cũng có nhiều động cơ thúc đẩy:

– Do thói quen, nói đúng hơn là háo ăn

– Để đối phó với trạng thái thần kinh mất quân bình như: Nóng giận, sợ hãi hoặc cảm thấy buồn chán

– Để tự tưởng thưởng tài năng của mình

Theo y học hiện đại

– Mất cân bằng về năng lượng: Do dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng lại thiếu phần tiêu thụ năng lượng thặng dư. Vì thế, cơ thể chuyển hóa nguồn năng lượng thặng dư thành nhiệt lượng biến ra mỡ và đem cất chúng vào kho chứa, lâu dần thành béo phì.

– Có 2 học thuyết dẫn chứng về bệnh béo phì: Học thuyết về tế bào mỡ và học thuyết béo phì do di truyền

  1. Theo học thuyết tế bào – mỡ: Nếu như lúc tuổi còn nhỏ mà thường háo ăn hoặc ăn nhiều mỡ, tiêu thụ nhiều đường, thì khi trưởng thành cơ thể sẽ sản xuất một khối lượng lớn tế bào mỡ. Chúng tiếp tục hiện diện và bành trường, không có cách gì trừ khử được.
  2. Theo học thuyết do di truyền: Cho rằng ở một số người bị bệnh béo phì có liên hệ đến yếu tố gia đình. Cha, mẹ bị béo phì thì các đứa con có khuynh hướng bị béo phì. Nhiều cuộc nghiên cứu ghi nhận, chỉ có khoảng 7% trẻ em mắc bệnh béo phì khi sinh ra trong gia đình với cha mẹ có trọng lượng bình thường. Nhưng nếu cha hay mẹ hoặc cả hai người cùng bị béo phì thì tỷ lệ con cái mắc bệnh béo phì tăng 40%, thậm chí tới 80%.

Cả hai học thuyết đều có cơ sở lý luận đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là biện pháp làm sao giảm bớt lượng mỡ thặng dư. Qua nhiều cuộc khảo sát, người ta đã chọn ra 2 cách giảm cân được đánh giá là ưu việt nhất

Ăn kiêng đúng cách

– Tập thể dục đều đặn

Hậu quả:

Bệnh béo phì thường kéo dài hằng loạt nguy cơ gồm:

– Bệnh tim mạch, chứng cao huyết áp, bệnh gout, sỏi túi mật

– Chứng tai biến mạch máu não (cao gấp 2 lần so với người bình thường)

– Làm tăng mức cholesterol xấu 

– Làm giảm mức cholesterol tốt 

– Tạo ra bệnh tiểu đường, cao gấp 5 lần hơn người bình thường

– Đối với phụ nữ, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung

– Béo phì còn làm cho bệnh viêm xương khớp (osteoarthritis) trầm trọng thêm do sức nặng quá tiêu chuẩn đè lên hông, đầu gối và các đĩa sụn.

Theo Đông y học

Y học cổ truyền đã sớm biết bệnh béo phì, được qui nạp vào một chữ duy nhất là “Phì” và phác họa như sau:

“Nhân hữu phi, hữu cao, hữu nhục”

– “Quắc nhục kiên, bì mãn giả, phì”.

Triệu chứng lâm sàng của chứng béo phì

­– Bệnh nhẹ: Bệnh nhân sinh hoạt bình thường

– Trung bình và nặng: Cảm thấy mệt, sợ nóng, đổ mồ hôi đầm đìa như tắm.

– Tim hồi hộp, khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu, chóng mặt

– Chân thường bị phù, ấn lõm, do rối loạn nội tiết hoặc do mỡ nhiều gây chèn ép huyết dịch khó lưu thông.

– Đàn ông sinh lý yếu, tình dục giảm

– Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt

– Khó thở do mỡ tích tụ nhiều ở bao tim gây chèn ép cơ tim, cơ thể thiếu dưỡng khí.

Nguyên nhân

– Do Tỳ khí hư sinh đàm thấp

– Tỳ Thận dương hư

– Can khí uất kết

– Huyết dịch đình trệ

– Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn đàn ông vì tế bào mỡ ở nữ giới nhiều hơn. Theo thống kê, cùng tuổi 20, tỷ lệ béo phì ở nam là 16%, nữ là 28%. Đến tuổi 50, nam tăng lên 25%, nữ tăng lên 42%.

– Người nào làm việc trong môi trường cấp dưỡng lương thực, tỷ lệ béo phì càng cao gồm: Nấu bếp, nhà hàng, chế biến bơ sữa, sản xuất rượu bia, thịt nguội

Điều trị chứng béo phì

Dược thảo đơn giản

– Trà“Sơn Hà” gồm: Sơn tra, Trạch tả, Bạc hà diệp. Lượng bằng nhau, chế thành dạng trà nấu uống hằng ngày thay nước lọc, liên tiếp 3 tháng. Đã trị 41 ca béo phì, kết quả: 27 ca gảm cần từ 6 – 15kg, 14 ca giảm cân từ 2 – 5kg.

– Hoàn “Ninh Chi” gồm: Bạch truật, Trần bì, Bán hạ, Tử đan sâm. Lượng bằng nhau, tán bột mịn, chế thành viên tròn nặng 0,5g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8 hoàn. Đã trị 90 ca béo phì, kết quả: Giảm cân tối thiểu 3,5kg, tối đa 11,7kg.

– Bài “Bạch kim hoàn”, gồm: Bạch phàn, Uất kim, lượng bằng nhau, tán bột làm hoàn 3g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 hoàn, liên tục từ 40 – 60 ngày.

Đã trị 170 ca vừa béo phì vừa tăng cholesterol trong máu. Kết quả: Giảm cân tối thiểu 3.75kg, tối đa 6.1kg.

– Bài “Lục trà hợp dược” gồm: Lá trà xanh 10g, Hà thủ ô 10g, Sơn tra 10g, Trạch tả 10g, La bặc tử 10g, Hạ khô thảo 10g. Nấu uống hằng ngày. Đã trị 157 ca béo phì, sau 3 tháng, giảm cân tối thiểu 3.8kg, tối đa 9.50kg.

– Củ cải sống: ăn thường xuyên cũng giảm cân

– Lá sen tươi: Nấu uống thay trà hoặc sắc đặc nấu cháo ăn cũng giảm cân

– Lá chè xanh: Nấu đậm đặc uống hằng ngày (một số người không hợp)

– Đậu xanh 100g, Hải đới 100g: Nấu ăn liên tục sẽ có hiệu quả.

Ngăn ngừa và kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Một trong những phương pháp trị bệnh béo phì hữu hiệu nhất vẫn là kiểm soát chế độ ăn uống và siêng năng tập thể dục hàng ngày.

  1. Kiêng cử và hạn chế

– Kiêng ăn đường và tất cả sản phẩm có pha trộn đường, gồm: Nước mía, bánh ngọt, kẹo, chè, chocolate, nước ngọt đóng chai, ice cream, các loại trái cây quá ngọt như mít chín, xoài chín, sầu riêng, hồng khô.

– Hạn chế tối đa việc ăn thịt, thực phẩm có trộn với thị và mỡ động vật, các loại tinh bột gồm bánh mì, mì gói, bột sò, hủ tiếu, bánh phở

– Không nên dùng caffeine, thịt chiên hay nướng vì khó tiêu và làm tăng nhiệt lượng. Tránh ăn quá no vào bữa cơm chiều hay tối vì cơ thể chỉ đốt được một ít nhiệt lượng trước khi chúng ta đi ngủ. Kết quả, nhiều người lên cân rất nhanh

– Tránh ăn vội vã, ngốn miếng to, nuốt ừng ực không kịp nhai. Cũng không nên bỏ bữa ăn theo kiểu ăn sáng nhịn đói, trưa ăn nhẹ, chiều nhịn đói, hoặc là sáng trưa nhịn đói, chiều ăn gấp 2 lần. Chiến thuật này không có hiệu quả, không thể giảm cân.

  1. Nên ăn:

– Nên ăn loại thực phẩm sơ chế vốn giàu chất dinh dưỡng, vừa giữ cho đường trong máu ổn định vừa nâng cao năng lực, không gây béo phì vì nhiệt lượng thấp hơn loại thực phẩm chế biến. Ngoài ra, dạ dày còn có thể chứa được nhiều đồ ăn và tạo cảm giác no bụng nhờ chất sợi trong thực phẩm sơ chế đóng vai trò chất đệm

– Nên ăn ngũ cốc xay thô, nhiều rau xanh, trái cây chín và các loại thực phẩm giàu chất đạm lại rất ít mỡ, gồm: Cá, thịt gia cầm không có da mà người Mỹ gọi là thịt trắng (white – meat poultry) như thịt nạt gà, thịt nạt heo, chim nuôi. Khi dùng thực phẩm chế biến, đồ hộp, nhớ đọc cho kỹ bảng chỉ dẫn về nhiệt lượng cung cấp để bảo đảm rằng thành phần mỡ, đường và muối không đáng kể.

– Nên ăn chậm rãi, nhai từng miếng nhỏ cho đến khi đồ ăn biến thành sữa mới nuốt. Lối ăn này có 2 công dụng lớn: Kềm hãm sự thèm ăn và giúp tiêu hóa dễ dàng lại có giá trị hơn về mặt dinh dưỡng.

– Phải uống đủ nước, mỗi ngày ít nhất 64 ounces (tương ứng 2 lít) nước tinh khiết, để vừa giúp cơ thể tẩy rửa chất độc vừa làm no bụng. Đây cũng là phương pháp chống thèm ăn khá hữu hiệu và an toàn.

Ngoài các phương pháp điều trị trên, các sản phẩm giảm cân từ thảo dược hiện nay được sử dụng phổ biến do tính an toàn cũng như sự hiệu quả của chúng.

GP Công Đức (Hỗ trợ giảm cân) với các thành phần có tác dụng cải thiện và tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm chứng thèm ăn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên sẽ giảm được lượng năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể.

gp công đức

GP Công Đức

Huỳnh kỳ và Đương quy có trong GP Công Đức sẽ tăng cường chức năng tiêu hóa, kiện tỳ hòa vị, lưu thông khí huyết còn ứ đọng trong cơ thể, làm quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Thăng ma, Sài hổ hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài nhờ đó giảm đi lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Ngoài ra, các vị thuốc như Bạch truật, Chỉ xác giúp cải thiện chức năng ruột, chống táo bón, giảm trương cơ của ruột, hồi phục hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng. Nhân sâm và Chích thảo là 2 vị thuốc để bồi bổ cơ thể, cải thiện vóc dáng, cân bằng dược tính các vị thuốc khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay