Nghệ thuật sống tỉnh thức

Thiên nhiên là bà mẹ của ta. Chỉ vì sông xa thiên nhiên nên ta sinh bệnh. Một số chúng ta sống trong những cái nhà hộp gọi là appartment làm bằng xi măng và thép cứng, cao vút khỏi mặt đất, nên không còn cơ hội tiếp xúc với trời đất. Điều này rất quan trọng. Có nhiều thành phố không có một bóng cây. Màu xanh hoàn toàn thiếu vắng.

Có nhiều thành phố không có một bóng cây. Màu xanh hoàn toàn thiếu vắng

Có lần tôi tưởng tượng hình ảnh một thành phố chỉ còn trơ trọi một cội cây. Cội cây vẫn còn đẹp nhưng trông rất cô đơn, đứng lẻ loi buồn bã giữa những tòa nhà cao ốc đồ sộ. Nhiều người đã lâm bệnh nặng và các bác sĩ không tìm được nguyên nhân. May mắn có một ông bác sĩ giỏi thấy rõ được nguyên do, nên người bệnh nào đến ông cũng cho toa thuốc như sau: “Mỗi ngày đi xe buýt đến trung tâm thành phố để nhìn ngắm cội cây. Khi đến gần cây, hãy thực tập thở vào, thở ra ba hơi trước khi ôm cây vào lòng trong mười lăm phút, vừa ôm vừa theo dõi hơi thở. Phải thấy rõ màu xanh của lá và hít thở hương thơm của vỏ cây. Thực tập như vậy vài tuần lễ, bạn sẽ khỏi bệnh”.

Bệnh nhân làm theo và thấy khỏe ra thật, nhưng số người đến ôm cây càng lúc càng đông; họ phải đứng xếp hàng dài cả cây số. Ta cũng biết con người của thời đại văn minh này khó có đủ kiên nhẫn, do đó, việc chờ chực ba bốn tiếng đồng hồ để được ôm cội cây vượt quá sức chịu đựng của họ nên họ biểu tình phản kháng. Họ ra một cái luật mới là mỗi người chỉ được ôm cây năm phút thôi, sau đó lại trụt xuống còn một phút, thành ra cơ hội được lành bệnh lại càng bị giảm nhiều.

Phải thấy rõ màu xanh của lá và hít thở hương thơm của vỏ cây. Thực tập như vậy vài tuần lễ, bạn sẽ khỏi bệnh

Chẳng bao lâu chúng ta cũng lâm vào tình trạng bi thảm đó nếu ta sống không có tỉnh thức. Ta phải thấy rõ từng hành động ta làm để bảo vệ trái đất, bà Mẹ của ta. Ta bảo vệ Mẹ tức là ta bảo vệ chính ta và con cái của ta.

Khi nhìn vào thúng rác, ta phải thấy được hoa, xà lách, cà chua, dưa chuột sẽ mọc lên từ đó. Khu vứt một vỏ chuối vào thùng rác, ta biết là vỏ chuối ấy sẽ được biến thành hoa và rau cải. Còn khi ta vứt một cái bao ni-lông vào thùng rác, ta biết rằng rất khó hoặc là phải lâu lắm, mấy trăm năm, nó mới có thể biến thành hoa. Cái đó chính là sự thực tập thiền quán. “Vứt một cái bao ni-lông trong thùng tác, tôi biết tôi đang vứt một cái bao ni-lông vào thúng rác”. Chỉ bằng sự thực tập chánh niệm ta mới có thể giữ gìn và bảo vệ bà Mẹ của ta, tức là trái đất này.

“Vứt một cái bao ni-lông trong thùng tác, tôi biết tôi đang vứt một cái bao ni-lông vào thúng rác”

Có chánh niệm trong từng hành động, trong từng giây phút là xây dựng hòa bình hạnh phúc cho hiện tại và tương lai. Có chánh niệm soi sáng, ta trở nên dè dặt hơn trong việc dùng những sản phẩm phá hoại sinh môi, và đó là bước cơ bản đưa đến an lạc và hạnh phúc thật sự.

Một trong những ung nhọt của thế giới ngày nay là những đồ phế thải nguyên tử. Nó tạo nên một đống rác khổng lồ phải mất 250 ngàn năm mới có thể biến thành hoa. Có 40 tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đã bị ô nhiểm bởi những đồ phế thải nguyên tử.

Chúng ta đang biến trái đất thành một nơi không thể sống được nữa, và tương lai con cháu ta sẽ ra sao? Ta phải mau mau dừng lại và tập sống cho có tỉnh thức thì mới mong cức vãn được tình thế nguy ngập hiện tại.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Theo TriTinEdu

>>> Đọc ngay: Nuôi dưỡng chánh niệm

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay