Nỗi lo xương khớp ở người lớn tuổi mỗi khi trở trời luôn là vấn đề nan giải.Ở Việt Nam, những số liệu bước đầu trong nghiên cứu của nhóm bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan với đề tài về các bệnh cơ xương khớp thường gặp ở khu vực TP.HCM đã đưa ra các con số thật đáng báo động. Mặc dù mức độ nặng nhẹ khách nhau nhưng tần suất thoái hoá khớp ở người trên 40 tuổi đã lên đến hơn 66%, thường gặp nhất là ở vùng cột sống thắt lưng chiếm 43% và ở khớp gối là 35%. Khoảng 23-29% phụ nữ Việt Nam bắt đầu có những triệu chứng của bệnh loãng xương khi bước bước vào tuổi 50, con số này tương đồng với các nước Âu Mỹ.
Hiện nay trong cơ cấu dân số nước ta, tỷ lệ người cao tuổi đã lên đến 7% và dự báo thời gian ngắn tới sẽ bước vào giai đoạn già hoá. Trong hoàn cảnh này thì các bệnh về cơ xương khớp sẽ trở thành gánh nặng thật sự đối với ngành y tế Việt Nam.
Để hiễu rõ hơn sự quan trọng của bệnh xương khớp, chúng ta có thể xem qua đánh giá của National Health Interview Survey (NHIS) ở Mỹ vào năm 2008, theo đó tình trạng cơ xương khớp mãn tính đối với người trong độ tuổi trưởng thành cao hơn 60% so với các bệnh tim mạch mãn tính và gấp hai lần số người bị các bệnh về hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Sự thay đổi của các yếu tố thời tiết như áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng mật thiết đến diễn biến của các bệnh về xương khớp. Áp suất khí quyển giảm xuống khi trời chuyển lạnh dẫn tới các mô giãn nở dồn áp lực lên khớp, độ ẩm tăng khiến các khớp dễ gặp phải các triệu chứng sưng mỏi. Bên cạnh đó, dưới tác động của nhiệt độ khi giảm xuống mức thấp, các mạch máu sẽ co lại ngăn cản việc lưu thông máu trong cơ thể lưu làm tay chân càng tê cứng và đau buốt hơn.
Với những người lớn tuổi, sau một thời gian dài hoạt động thì các tế bào xương cũng dần trở nên lão hóa, suy giảm các hooc-mon sinh dục, khả năng hấp thụ canxi và vitamin cũng không còn được như trước đến rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến sự thoái hoá ở các khớp và bệnh loãng xương. Thời tiết xấu lại tạo ra điều kiện không thể thuận lợi hơn cho các bệnh về khớp hoành hành.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến chứng thoái hóa khớp ở người lớn tuổi còn có thể kể đến như: yếu tố di truyền; tình trạng thừa cân; các chấn thương gặp phải khi chơi thể thao; tai nạn té ngã xe,… kể cả khi đã được chữa lạnh cũng khó tránh khỏi những di chứng khi tuổi về già. Nếu người bệnh không tập trung điều trị sớm có thể dẫn tới các tai biến nghiêm trọng gây tràn dịch và phế khớp.
Những khớp nào dễ gặp phải tình trạng thoái hóa?
Thường gặp nhất trong các dạng tổn thường thoái hoá khớp đó là tình trạng thoái hóa ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, ở khớp háng và khớp gối.
Cột sống cổ: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là những cơn đau ở vùng cổ, gây tê cứng và gặp khó khăn khi cử động. Ngoài ra, có thể có thêm cả biến chứng đau lan rộng ra 2 bả vai và lan dần xuống bàn tay do gai xương đã chèn ép vào rễ thần kinh.
Cột sống thắt lưng: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy lưng đau nhiều mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Càng làm việc nhiều thì các cơn đau càng tăng cao và chỉ giảm xuống khi được nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống thường gặp bắt đầu từ phần đốt sống thắt lưng trở xuống và có thể gây ảnh hưởng đến cả thần kinh tọa.
Khớp gối: Bên cạnh cảm giác đau nhức thông thường có thể kèm theo tiếng lục cục hay lạo xạo phát ra ở khớp gối khi người bệnh di chuyển, đặc biệt rõ ràng nhất là khi lên xuống cầu thang hoặc khi ngồi xổm đứng dậy sẽ rất đau, đôi lúc nếu không có chỗ dựa thì khó lòng đứng dậy được.
Khớp háng: Biểu hiện rõ ràng nhất đó là những cơn đau thường xuất hiện từ từ và tăng dần ở vùng bẹn rồi lan xuống đùi trước. Một số trường hợp khác sẽ cảm thấy đau ở vùng trên mông, dần lan xuống phía sau đùi hoặc chỉ đau ở trước đùi và ở khớp gối mà không thấy đau ở háng
>> Có thể bạn quan tâm: Trường hợp nào cần phẫu thuật cột sống cổ
Làm sao để phòng ngừa các bệnh về thoái hoá khớp?
Để tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh có 2 việc mà người bệnh và cả những người có nguy cơ mắc bệnh cần phải đặc biệt lưu ý đó chính là xây dựng cho bản thân mình một chế độ sinh họat điều độ. Không nên để cơ thể quá thụ động mà thay vào đó hãy đều đặn tập luyện các môn thể thao hay các bài tập thể dục bổ trợ tốt các khớp xương như: yoga, đạp xe, bơi lội… một cách nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể được cân bằng, giảm stress và cải thiện sức mạnh cho các cơ.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nhất là bổ sung đủ lượng can-xi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Nếu có thể người bệnh nên kết hợp thêm việc sử dụng các loại thuốc Đông y có thành phần chủ yếu từ các loại thảo dược thiên nhiên như Toạ Cốt Thống. Thuốc sẽ phát huy công dụng dần dần nhằm điều trị tận gốc của bệnh chứ không có hiệu quả lập tức như dùng thuốc Tây y, nên không gây ra các tác dụng phụ lên gan và dạ dày. Ngoài ra, Toạ Cốt Thống là bài thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, đã có chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đảm bảo rất an toàn khi sử dụng.