Thực phẩm chức năng là giao thoa ở giữa Thực phẩm thường và Thuốc chữa bệnh. Hình thức trông rất giống Thuốc nhưng bản chất lại giống Thực phẩm thường.
Hiện nay khái niệm về thực phẩm chức năng vẫn còn rất mơ hồ khiến nhiều người hiểu chưa đúng và không thể phân biệt được thực phẩm chức năng với thuốc. Sự nhập nhằng ở đây chính là phần công dụng của thực phẩm chức năng đôi khi rất giống với thuốc, khiến người dùng hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc. Như vậy là hoàn toàn không đúng!
Trong bài viết này, HoaDaVietNam sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa: Thực phẩm thường – Thực phẩm chức năng – Thuốc chữa bệnh.
Phân biệt Thực phẩm chức năng và Thực phẩm thường
STT | Tiêu chí | Thực phẩm thường | Thực phẩm chức năng |
1 | Chức năng |
|
|
2 | Chế biến | Theo công thức thô dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của đẩu bếp. | Theo công thức tinh (bổ sung thành phẩn có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) dựa vào bằng chứng khoa học. |
3 | Năng lượng | Tạo ra nhiều năng lượng. | Tạo ra ít năng lượng. |
4 | Liều dùng | Số lượng lớn (g-kg) | Số lượng rất nhỏ (m, mg) |
5 | Đối tượng sử dụng | Mọi đối tượng. |
|
6 | Nguồn gốc nguyên liệu | Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng…) có nguồn gốc tự nhiên. | Hoạt chất, dịch chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên). |
7 | Thời gian & phương thức dùng |
|
|
8 | Mục đích sử dụng | Cung cấp năng lượng, tăng trưởng và phát triển, duy trì sự sống của con người. | Bổ sung vào khẩu phẩn ăn hàng ngày, không đại diện cho thực phẩm thường và không phải là duy nhất trong chế độ ăn hàng ngày. |
Phân biệt Thực phẩm chức năng và Thuốc chữa bệnh
STT | Tiêu chí | Thực phẩm chức năng | Thuốc chữa bệnh |
1 | Định nghĩa | Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hổi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể.Có thể có tác dụng dinh dưỡng hoặc không.
Tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ, tác hại bệnh tật. |
Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điểu chỉnh chức năng sinh lý cơ thể.Bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine (vắc xin), sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. |
2 | Công bố trên nhãn và công nghệ sản xuất |
|
|
3 | Thành phần, hàm lượng và hiệu quả |
|
|
4 | Ghi nhãn |
|
|
5 | Điều kiện sử dụng |
|
|
6 | Đối tượng dùng | Người khỏe và Người bệnh | Người bệnh |
7 | Điều kiện phân phối |
|
|
8 | Cách dùng |
|
|
9 | Nguồn gốc, nguyên liệu | Tự nhiên | Tự nhiên hoặc Tổng hợp |
10 | Tác dụng |
|
|
11 | Sư giao thoa | Giống nhau | |
|
|
||
Khác nhau | |||
|
|
Kết luận
Hiện nay, trên thị trường nước ta sản phẩm thực phẩm chức năng tương đối phổ biến không chỉ có sản phẩm nhập khẩu mà còn có sản phẩm sản xuất trong nước. Chúng ta có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng bán thực phẩm chức năng, hiệu thuốc và các kênh mua sắm không chính thống khác.
Khi xem quảng cáo hay mua thực phẩm chức năng, bạn sẽ được khuyến cáo là: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Nhưng thực tế các nhà kinh doanh thường “thổi phồng” công dụng của Thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng bị ảo tưởng, nghĩ rằng Thực phẩm chức năng tốt đến mức có thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Suy nghĩ này là hoàn toàn không đúng!
Hiện nay cơ quan nhà nước đã xiết chặt, từ chối việc cấp phép công bố thực phẩm chức năng nếu doanh nghiệp cố tình để công dụng gây hiểu nhầm giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Xem thêm: 9 trường hợp khi làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp số công bố.
Thực phẩm chức năng không thể là thuốc và không bao giờ thay thế được thuốc. Các bạn khi mua sản phẩm nên chú ý để tránh nhầm lẫn. Đừng quá tin lời người bán và hi vọng vào một “tác dụng thần kỳ” của sản phẩm.
(sưu tầm)