Những ngày gần đây, Việt Nam liên tục phải hứng chịu những trận bão khác nhau khiến cho thời tiết chuyển mưa lớn hầu như trên khắp cả nước. Một số khách hàng đã liên hệ với chúng tôi để than phiền về tình trạng cơ thể của mình trong những người mưa gió thất thường này.
Sau đây xin được giới thiệu các cách phòng ngừa hiệu quả đau nhức chân tay khi trở trời.
Thời tiết chuyển mùa cũng là nỗi ám ảnh cúa rất nhiều người bệnh xương khớp
Chia sẻ từ những người bệnh
Cô Ánh Hồng, sinh sống tại quận 3, TP HCM, thường xuyên cảm thấy chân tay mỏi nhừ và tê buốt rất khó chịu, thậm chí khi trời đã khô ráo hơn nhưng các triệu chứng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Cô chia sẻ thêm “Tê buốt hết ở cả hai bàn tay và cánh tay, tê đến mức có đôi khi không thể cảm giác được gì nữa. Cứ nghĩ thời tiết ổn định hơn thì sẽ đỡ dần, đâu có ngờ đến giờ mà vẫn còn đau quá”.
Cùng nỗi khổ với cô Hồng, bác Sáu ở Ba Đình, Hà Nội cho biết, những ngày qua chân tay như rơi vào tình trạng “không biết phải dùng vào việc gì” vì những cơn đau nhức vô cùng khó chịu khiến mọi sinh hoạt của bác gần như đình trệ, phải nhờ người trợ giúp. Mong mỏi lớn nhất của bác Sáu lúc này chỉ cần chân tay không còn nhức mỏi nữa, vì mỗi lần như vậy bác lại phải nhờ con cháu xin nghỉ phép để đưa đi khám, mặc dù không ai nói gì nhưng bác vẫn thấy mình đã làm phiền đến những người thân.
Phòng ngừa và điều trị các bệnh xương khớp khi trái gió trở trời
Các nghiên cứu y khoa gần đây đã cho thấy: tình trạng đau mỏi vai gáy, tê nhức chân tay, lưng và khớp gối có nguyên nhân chủ yếu là do khí huyết lưu thông kém, “bất thông tắc thống”. Bệnh dễ chuyển nặng hơn vào mùa đông hay những ngày trời mưa gió, bởi thời tiết lạnh sẽ gây co các mạch máu, dẫn tới tình trạng máu không được luân chuyển đầy đủ đến các bộ phận, khiến cho chân tay càng đau nhức và tê buốt.
Một số điều dưới đây người bệnh cần lưu ý nhằm đẩy lùi chứng bệnh khó chịu và dai dẳng này:
1. Chế độ ăn uống
Người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bản thân, tăng cường ăn uống và bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày những thức ăn giàu các loại vitamin nhóm B, các khoáng chất thiết yếu như canxi, magie và chất xơ có rất nhiều trong đậu, ngũ cốc, trứng, sữa…
2. Chủ động vẫn tốt hơn là bị động
Vào những ngày trời mưa gió hay chuyển lạnh, người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài, trong trường hợp bất khả kháng cần chú ý giữ ấm tay chân, khi đi về có thể ngâm tay chân vào nước ấm có pha thêm với chút gừng. Ngoài ra, các món ăn có làm từ lá lốt, xương rồng… cũng nên được bổ sung vào thực đơn của người bệnh.
Lá lốt có tác dụng phòng ngừa đau nhức xương khớp rất tốt khi thời tiết thay đổi
3. Chế độ vận động
Cuộc sống bận rộn khiến ngày càng nhiều người từ bỏ thói quen tập luyện thể thao, rất ngại phải vận động nhiều và cũng chính vì thế mà gây bất lợi đến sức khỏe nói chung cũng như khả năng hoạt động của chân tay nói riêng. Lựa chọn hình thức tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người là điều hết sức cần thiết, chúng tôi gợi ý đến bạn một số môn thể dục rất tốt cho quá trình lưu thông máu và có lợi cho những người thường xuyên mắc phải chứng tê nhức chân tay đó là thái cực quyền, đi bộ, yoga…
4. Sử dụng viên uống hỗ trợ điều trị
Theo các chuyên gia về xương khớp, người mắc chứng đau khớp xương, tê nhức chân tay được khuyến nghị dùng thêm các dạng viên uống bổ sung có thành phần chính là các loại thảo dược có tác dụng cải thiện sự lưu thông của khí huyết, mạnh gân cường cốt, giảm đau nhức các khớp xương. Các bạn có thể tìm hiểu về 2 bài thuốc chuyên trị các triệu chứng đau nhức xương khớp rất nổi tiếng của chúng tôi đó là Toạ Cốt Thống và Kiên Tý Hoàn.
Đây là những bài thuốc Đông Y được nhập khẩu trực tiếp từ nhà thuốc Hoa Đà, Texas, Mỹ, nằm trong Top 3 nhà thuốc Đông Y tốt nhất nước Mỹ theo bình chọn của người dùng và các tạp chí y khoa.