5 cách trị tiểu đêm với bài thuốc dân gian

Cách trị tiểu đêm nhanh khỏi nhất bằng bài thuốc dân gian đơn giản. Chứng tiểu đêm gây khốn khổ cho nhiều người, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và khó ngủ trở lại. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Cách điều trị tiểu đêm nhanh khỏi nhất

Chứng tiểu đêm được định nghĩa như thế nào? Tiểu đêm được định nghĩa khi cần thức dậy về đêm và đi tiểu (ngược lại với đái dầm ở trẻ em). Tiểu 1 lần trong đêm vẫn được xem là bình thường, thuật ngữ “tiểu đêm” là triệu chứng cắt nghĩa khi bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn bình thường (>1 lần/đêm).

Tiểu đêm là một triệu chứng thường gặp ở cả nam lẫn nữ, do người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm khuya nên thường dẫn đến những ảnh hưởng cho giấc ngủ từ đó phần nào cũng làm người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

– Tại đây chúng ta cần lưu ý rằng:

+ Tiểu đêm là triệu chứng, không phải là chẩn đoán.

+ Trong một số trường hợp tiểu đêm được đánh giá là triệu chứng của một số bệnh như: đái tháo đường, đái tháo nhạt …

Các nguyên nhân gây chứng tiểu đêm

Tiểu đêm do cân bằng dịch

– Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm: lượng nước tiểu >40ml/kg/24 giờ có thể do người bệnh

+Uống quá nhiều nước, rượu, bia

+ Bị bệnh Đái tháo đường

+ Tăng canxi máu

+ Suy thận (thường gặp ở suy thận mãn nhiều hơn suy thận cấp)

– Tiểu nhiều về đêm :số lượng nước tiểu về đêm >35% tổng số lượng nước tiểu 24 giờ có thể do các nguyên nhân sau

+Uống nhiều nước, rượu, bia vào buổi tối

+ Uống thuốc lợi tiểu phụ thuộc vào thời gian uống thuốc

+ Biến đổi sự tiết hormone chống lợi niệu bình thường, thường do tuổi

+Tái phân bố dịch về đêm gây tiểu đêm như: suy tim. Phù gây tiểu đêm như: ứ máu tĩnh mạch

+Ngưng thở về đêm (không rõ cơ chế)

Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh

Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300- 400ml, khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu. Bàng quang được kiểm soát từ não, tủy sống, đoạn S1,S2 và thần kinh ngoại biên. Vì thế có nhiều vấn đề thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh có thể là triệu chứng bởi vì :

– Một số bệnh thần kinh gây tiểu nhiều lần như: xơ cứng rải rác từng đám, chèn ép tủy sống cổ, Hội chứng chèn ép tủy sống

– Một số bệnh thần kinh có thể gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm

– Các rối loạn thần kinh thông thường khác gây đi tiểu nhiều như: bàng quang thần kinh do Đái Tháo Đường, Parkinson……

Thông thường nếu bí tiểu xảy ra ở nữ >60 tuổi mà không chắc do tắc nghẽn bàng quang thì nguyên nhân thần kinh cần được nghĩ tới

Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới

– Nghẽn dòng chảy từ bàng quang: Bệnh tiền liệt tuyến, bệnh niệu đạo (xảy ra ở cả nam lẩn nữ)

– Bàng quang hoạt động quá mức

– Người quá nhạy cảm

– Nhiễm trùng đường niệu,viêm bàng quang mô kẻ

– Bệnh lý ác tính

– Phụ nữ trong giai đọan có thai cũng có thể xảy ra triệu chứng tiểu nhiều

Nguyên nhân và cách trị tiểu đêm

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân làm ảnh hưởng đến các hành vi và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác và tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi.

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học hiện đại

Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như:

(1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…

(2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc.

(3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…

Nguyên nhân và cách trị tiểu đêm

Nguyên nhân tiểu đêm cũng có thể do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ… (ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”.

Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư và yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.

Về điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nói chung căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị, nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.

Đánh giá bệnh nhân tiểu đêm

Tiểu đêm thường được quy cho do bệnh tiền liệt tuyến mà không xem xét những nguyên nhân khác. Đôi khi có nhiều nguyên nhân kết hợp gây tiểu đêm, những nguyên nhân gây tiểu đêm đươc xác đinh bởi: bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi thời gian đi tiểu của Bênh nhân. Tại phòng khám, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm, bác sĩ sẽ tiến hành

1. Hỏi bệnh sử: bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để làm sáng tỏ các triệu chứng của bệnh nhân và hỏi các triệu chứng đường tiểu dưới khác

2. Khám lâm sàng

– Gõ vùng bàng quang xem có rỗng không ?

– Ấn xem có phù chân không ?

– Khám các cơ quan liên quan khi nghi ngờ :

+ Tim mạch

+ Thần kinh: Đặc biệt quan trọng nếu có bí tiểu mà không nghi ngờ nghẽn đường tiểu (Nữ>60 tuổi)

+ Khám trực tràng ở nam đánh giá tiền liệt tuyến, khám khung chậu ở nữ

3. Cận lâm sàng

– Xét nghiệm nước tiểu: nhiễm trùng tiểu, tiểu máu, tiểu đạm, đường…

– Cấy nước tiểu

– Xét nghiệm máu: chức năng thận, ion đồ, đường huyết, canxi máu

– Đo chức năng bàng quang: đánh giá dòng chảy nước tiểu, thể tích tồn lưu nước tiểu.

– Đo áp lực bàng quang thông qua catheter niệu đạo

– Siêu âm bụng

Sau khi đánh giá, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây triệu chứng này từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

IV. Một số lưu ý đối với bệnh nhân

– Đối với những người tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng các biện pháp như :

+ Hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu.

+ Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa đêm, cần bình tĩnh ngồi dậy, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa đi tiểu ngoài trời.

– Đối với những người do u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt cần đi khám xem mức độ bệnh cụ thể để được điều trị. Để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hằng năm.

– Khi có dấu hiệu tiểu khó cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.

Tiểu đêm, dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây tiểu đêm là do đa niệu trong 24 giờ (thường gặp ở người đái tháo nhạt, đái tháo đường, canxi máu), một số bệnh về tim, thận, gan uống quá nhiều nước vào buổi tối; dùng một số thuốc lợi tiểu hoặc do giảm dung tích bàng quang về đêm, do mất ngủ…

Nguyên tắc chung là phát hiện và điều trị các bệnh lý nội khoa gây ra tình trạng đa niệu, thay đổi một số lối sống và dùng một số thuốc chữa triệu chứng tiểu đêm.

5 cách trị tiểu đêm với bài thuốc dân gian

Có thể lựa chọn và sử dụng món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ cách trị tiểu đêm như sau:

Bài 1: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thổ ty tử 12g, khiếm thực 12h, kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày

Bài 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ bết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.

Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.

Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay