Bệnh xương khớp nói chung và bệnh thần kinh tọa nói riêng là một căn bệnh rất dễ gặp phải ở phụ nữ mang thai. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ và em bé, nhưng lại gây ra những khó chịu và tổn thương tinh thần rất lớn ở người mẹ.
Hãy cùng Hoadavietnam.com tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng cũng như một số cách điều trị, giảm đau thần kinh tọa hiệu quả cho phụ nữ mang thai khi bị đau thần kinh tọa nhé.
Nội dung chính
Nguyên nhân bị đau xương khớp khi mang thai?
Có nhiều nguyên nhân được cho là yếu tố chính gây nên hiện tượng đau xương khớp khi mang thai. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp lại:
Do tăng cân:
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh đau xương khớp khi mang thai đó chính là do tăng cân. Như chúng ta đã biết, cột sống sẽ phải gánh chịu thêm đến 4kg khi mà trọng lượng cơ thể chỉ tăng thêm 1kg. Tất nhiên điều này sẽ đồng thời làm tăng áp lực lên các khớp.
- Ngoài ra, dưới sự ảnh hưởng của hormon khi mang thai, các khớp, dây chằng sẽ trở nên mềm và giãn nở, đặc biệt là ở vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng chậu và cùng cụt. Sự thay đổi này giúp cho cuộc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn nhưng cũng làm biến đổi các cấu trúc ở những khu vực này và làm tăng nguy cơ phải điều trị thoái hoá đa khớp khi về già.
Do vị trí ngủ:
- Nhìn có lẽ không liên quan lắm thế nhưng bạn biết không đau xương khớp khi mang thai cũng có thể là do vị trí ngủ. Lúc này những chị em phụ nữ khi thức dậy sẽ bị tê bàn tay cũng như bàn chân và vùng hông.
Do suy tuyến giáp:
- Tuy chiếm tỉ lệ không lớn nhưng nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp khi mang thai cũng có thể là do suy tuyến giáp. Nguyên nhân này vẫn hoàn toàn có thể điều trị được một cách hiệu quả an toàn cho cả mẹ và bé.
Do thay đổi nội tiết tố:
- Đồng thời trong quá trình mang thai thì kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng xương chậu nên gây ra đau xương khớp khi mang thai. Thậm chí tình trạng này còn xuất hiện khi phụ nữ mang thai nằm trên giường hoặc cúi xuống để nâng vật gì đó lên.
Do đặc thù công việc:
- Nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương khớp khi mang thai có thể là do đặc thù công việc. Bởi vì nếu công việc đòi hỏi đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài cũng sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đầu gối và mắt cá chân.
Do hạ canxi máu:
- Những mẹ bầu bị nghén nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị mất nước, điện giải và kiềm hóa, cộng với tâm lý căng thẳng thường thấy khi mang thai tạo điều kiện không thể tốt hơn cho cơn tétani xuất hiện(cơn tétani là sự kích thích một cách quá mức của hệ thống thần kinh – cơ).
- Dấu hiệu cảnh báo đó là sự co cứng đột ngột các cơ, nhất là trên hai bàn tay và các ngón tay. Tình trạng co cơ cũng có thể được phát hiện ở một số vị trí khác như ở chân hay ở mặt. Bên cạnh đó, số ít trường hợp sẽ có kèm với cả triệu chứng khó thở do co thắt khí quản hay đau bụng do co thắt cơ trơn ở ruột…
Một số biểu hiện đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu:
- Có cảm giác đau nhức bắt đầu xuất phát từ vùng lưng mông đùi sau đó lan xuống hai chân thậm chí là cả bàn chân;
- Những cơn đau sẽ xuất hiện ít hơn vào khoảng thời gian đầu mang thai, khi mẹ sắp sinh em bé thì tình trạng này diễn ra liên tục với cường độ mạnh hơn;
- Cơn đau có thể xuất hiện trong khoảng thời gian liên tục và ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Khi mẹ bầu hắt hơi, ho hoặc đi lại quá nhiều cũng có thể khiến bệnh tái phát.
Phòng ngừa hiệu quả tình trạng đau xương khớp khi mang thai
Để cơ thể nghỉ ngơi:
Tư thế ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi sẽ giúp tránh cho thai nhi không đè trực tiếp lên phần khung chậu của mẹ nhờ đó làm giảm đau ở khớp háng. Nếu có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, bạn nên kê thêm một lớp gối hoặc chăn mỏng dưới bụng, với cách này thai sẽ không kéo lưng bạn xuống quá mức, giúp giảm bớt đau lưng. Gác chân khi ngủ sẽ rất có lợi đối với người bị đau khớp háng, nhưng nếu bạn cảm thấy khó thở thì biện pháp này không hiệu quả vì gác chân càng làm bạn khó thở hơn.
Tập thể dục phù hợp:
Chị em phụ nữ chỉ nên tập những bài thể dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, chị em trong giai đoạn thai kì chỉ tập trên giường bằng cách nằm ngửa và kết hợp các động tác nhấc hai chân lên, co chân, duỗi ra và hạ chân xuống. Mỗi ngày tập trong khoảng 30 phút, sau từ 3 – 5 nhịp có thể dừng lại nghỉ một chút. Bài tập này có tác dụng duy trì sức mạnh cho vùng cơ hông và giúp chuyển dạ dễ dàng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Cụ thể nên bổ sung thêm các thức ăn có chứa nhiều vitamin C, các loại rau có màu xanh đậm, các loại thực phẩm có hàm lượng canxi, photpho cao như cá, cua, tôm, đặc biệt là sữa… sẽ góp phần tăng cường sự tạo xương của thai nhi, thức ăn chứa nhiều chất sắt có trong thịt, trứng, các loại ngũ cốc… để đề phòng tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Một số cách chữa đau thần kinh tọa khi mang thai:
- Bạn nên chú ý kiểm soát cân nặng. Tránh tăng cân quá nhanh có thể gây áp lực đột ngột trên cột sống và gây nên triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai
- Đắp gạc ấm vào nơi bạn cảm thấy đau
- Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và chọn tư thế nằm mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất
- Khi ngủ, bạn nằm nghiêng về bên cơ thể không bị đau. Bạn cũng có thể sử dụng một tấm nệm cứng để hỗ trợ lưng tốt hơn, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giúp giữ cho xương chậu thẳng hơn và giảm bớt áp lực lên các dây thần kinh hông
- Bơi lội cũng có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu do đau dây thần kinh hông
- Nắn khớp xương hoặc massage trước khi sinh (do chuyên gia được đào tạo và được cấp phép thực hiện), có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Một chương trình vật lý trị liệu phù hợp cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn;
- Nếu cơn đau trở nên quá nặng, bạn hãy đi khám. Bác sĩ sẽ kê những toa thuốc giúp bạn giảm đau và vẫn giữ an toàn cho em bé.
Chườm nóng/lạnh để giảm đau thần kinh tọa:
Phương pháp dễ thực hiện tại, giúp xoa dịu cơn đau và mang lại sự thoải mái tức thì cho mẹ bầu. Hãy tham khảo thêm tại bài viết chi tiết sau nhé: Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh?
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau xương khớp khi mang thai cũng như cách điều trị hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin trong việc trị đau xương khớp khi mang thai bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả của nhà thuốc Hoa Đà – Tọa Cốt Thống
- Bệnh đau dây thần kinh tọa có NGUY HIỂM không?