Hiện nay có những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày nào hiệu quả?
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng
Thực ra, không có một lý do rõ ràng nào gây ra vết loét nơi dạ dày. Tuy vậy, việc bị loét dạ dày là hậu quả của sự thiếu cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày, tá tràng. Vệt loét có thể xuất hiện bởi:
- Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
- H. pylori khi xuất hiện ở dạ dày kết hợp với việc tiết axit nơi dạ dày dễ gây ra các tổn thương đến mô dạ dày, tá tràng, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Bên cạnh đó, dịch tiêu hóa pepsin và axit cũng góp phần gây ra những vết loét dạ dày. Một nguyên nhân khác là do sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm không có chứa steroid gây ra tình trạng hạn chế khả năng bảo vệ các lớp niêm mạc dạ dày.
Hình ảnh Helicobacter pylori dưới kính hiển vi
2. Thuốc chữa viêm loét dạ dày theo Tây Y
– Thuốc chữa viêm loét dạ dày làm ức chế bơm Proton
Những loại thuốc thuộc dạng này có khả năng làm ức chế việc bơm Proton, đem lại tác dụng giảm axit nhờ vào việc ngăn chặn những hoạt động tiết axit của những bộ phận khác. Những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày loại này bao gồm Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole và Pantoprazole.
Dùng các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày dạng này lâu dài, nhất là với liều cao, có thể gây ra rủi ro gãy hoặc rạn cột sống. Do đó, cần có lời khuyên rõ ràng từ bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này.
– Thuốc chữa viêm loét dạ dày giảm tiết axit trong dạ dày có tên là Histamin
Loại thuốc này làm giảm axit ở dạ dày tiết ra trong đường tiêu hóa, giúp giảm loét nhằm giúp việc trị viêm loét dạ dày trở nên dễ dàng hơn.
– Thuốc chữa viêm loét dạ dày kháng axit và trung hòa axit
Thuốc trung hòa và kháng axit dạ dày hiện nay có thể giúp làm giảm đau các cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày dạng này thường có những tác dụng phụ như tiêu chảy và táo bón.
Tác dụng phụ của thuốc trung hòa axit là táo bón
– Thuốc chữa viêm loét dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc
Bác sĩ là người có khả năng kê đơn thuốc Cytoprotective giúp những mô dạ dày và ruột non bạn được bảo vệ.
Những loại thuốc này bao gồm thuốc theo toa Misoprostol và Sucralfat. Ngoài ra, còn có thuốc không cần theo toa là Subsalicylate bismuth.
3. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược
Từ thời xưa, người Việt ta đã quen với việc điều trị các loại bệnh bằng Đông Y từ thảo dược trong thiên nhiên. Lý do chính là vì những loại thảo dược này đi kèm với việc hầu như không có bất cứ tác dụng phụ nào mà hiệu quả nó đem lại là vô cùng khả quan khiến nhiều người tin dùng. Thảo dược đặc trị bệnh Dạ Dày Hoa Đà được bào chế bởi Đông Y Sĩ CẢNH THIÊN với gần 50 năm nghiên cứu và thử nghiệm.