Thận trọng khi thực hiện các bài tập cho cột sống

Trái với suy nghĩ của nhiều người, theo khuyến cáo từ các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp thì những người đang mắc các bệnh có liên quan đến cột sống nên thường xuyên tham gia vào các hoạt động tập luyện để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Cũng như tránh cho các khớp cơ lâu ngày không được vận động trở nên co cứng hay teo nhỏ lại. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà chúng ta cần thận trọng khi thực hiện các bài tập cho cột sống.

Những lưu ý khi thực hiện các bài tập cho cột sống theo từng giai đoạn

– Trong giai đoạn đau cấp tính đối với các hội chứng như đau thắt lưng hông, đau lưng cấp, hội chứng đau vai gáy hay thoát vị đĩa đệm cột sống, đòi hỏi người bệnh cần phải nghỉ ngơi tích cực, giảm bớt hoặc tránh những hoạt động tại các cơ quan, bộ phận hay vị trí đang bị đau. Khi phải thực hiện các động tác ở những khu vực này cần chú ý cử động nhẹ nhàng và với tư thế phù hợp.

– Đối với những bệnh lý có liên quan đến các đĩa đệm ở cột sống và hội chứng thắt lưng hông, cần hạn chế các bài tập phải cúi người về phía trước. Bên cạnh đó, các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như lau quét nhà, mang vác các vật dụng gia đình là hoàn toàn không thích hợp. Ở giai đoạn này, các bệnh nhân nên nằm nghỉ trên giường cứng, có thể thực hiện thêm các bài tập có tác dụng giãn cơ, giảm đau ngay trên giường sẽ tốt hơn là việc di chuyển và vận động. 

– Các bài tập cho cơ ở vùng lưng, cổ, tứ chi đối với hội chứng đau mạn tính có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện khả năng tuần hoàn cho cơ, tăng cường sản sinh endorphin nội sinh giúp làm giảm cơn đau. Những bài tập mang tính kéo giãn như đu xà đơn có tác dụng làm giãn cơ, giải toả áp lực dồn nén lên các đĩa đệm cột sống cũng như sự chèn ép ở tủy, rễ và các dây thần kinh. Nhờ vậy mà giảm đáng kể các biểu hiện đau nhức và phục hồi được các chức năng vận động.

Đu xà đơn trị đau cột sống

– Với tình trạng hẹp ống sống do dây chằng vàng gặp hiện tượng phù nề hoặc do thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu nhận biết rõ nhất là bước đi khập khiễng, dáng vẻ nặng nề, đau đớn ở cẳng chân và mông mỗi khi phải vận động, tình trạng trượt đốt sống gây mất vững cột sống thì hình thức tập luyện bằng cách đi lại hoặc chạy bộ thật sự sẽ rất khó khăn. Vì vậy, các đạp xe đạp, bơi lội và kéo giãn nên được ưu tiên lựa chọn cho các trường hợp này.

– Các vấn đề xảy ra ở cột sống do viêm như viêm cột sống dính khớp, trong phần lớn các trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau ngay cả khi hoạt động và lúc nghỉ ngơi. Ở giai đoạn bệnh tiến triển gây các cơn đau nhức dữ dội, lúc này nên cho người bệnh nằm ngửa, kê gối thấp hoặc có thể không sử dụng gối, tay chân duỗi thẳng và thả lỏng.

Tư thế nằm nghỉ cho người đau cột sống

Nếu bệnh nhân vẫn còn có thể vận động được thì nên động viên họ vận động càng sớm càng tốt nhằm tránh rơi vào trạng thái dính khớp. Đối với dạng bệnh này, chỉ cần người bệnh có thể thực hiện thì mọi hình thức vận động cho cột sống đều có thể áp dụng được.

Dựa vào các yếu tố như giai đoạn bệnh lý, tình trạng và mục đích của việc tập luyện mà người bệnh sẽ phải tập với cường độ, tần suất và thời gian khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có những nguyên tắc chung cần tuân thủ:

– Đối với các bệnh nhân đang điều trị các loại bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, hoặc nội khoa nên tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện.

Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

Tư vấn trực tiếp từ bác sĩ điều trị trước khi tiến hành tập luyện

– Đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn cho mỗi bài tập.

– Trường hợp người bệnh nặng hay gặp phải các động tác khó nên có sự theo dõi sát sao của kỹ thuật, bác sĩ hoặc chuyên gia xương khớp.

– Nếu thấy hiệu quả tốt cần duy trì việc tập luyện đều đặn.

– Thường xuyên tự đánh giá và kiểm soát quá trình tập luyện một cách chặt chẽ nhằm tìm ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bản thân.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay