Một thống kê được hiện vào năm 2016 đã cho chúng ta con số khá bất ngờ khi có đến hơn 75% dân số mắc phải các triệu chứng khác nhau của bệnh trĩ ít nhất tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhiều người bệnh thường rất ngại khi đến các bệnh viện để thăm khám hay chữa trị bởi lẽ trĩ là căn bệnh xuất hiện ở bộ phận tương đối nhạy cảm. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
Những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng Cây Lá Bỏng:
Đặc tính của cây lá bỏng đó là có vị hơi chưa, tính mát, ngoài ra bên trong có chứa các chất có khả năng giảm đau, tiêu viêm, thanh lọc độc tố, giúp các vết thương hở mau lành hơn…
Cây lá bỏng
Nguyên liệu cần có bao gồm 6g lá bỏng và 6g rau sam. Đầu tiên chúng ta đem rửa sạch các nguyên liệu này, sau đó tiếp tục ngâm cùng với nước muối pha loãng trong khoảng chừng 10 phút trước khi vớt ra và để cho ráo nước. Người bệnh có thể dùng phần lá bỏng và rau sam này ăn sống trực tiếp hoặc đun lấy nước uống đều được. Đối với tình trạng búi trĩ đã sa ra ngoài, có thể nấu nước bồ kết dùng ngâm rửa hậu môn, lá bỏng giã nát rồi đắp lên búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng Thiên lý:
Thiên lý là có lẽ không còn quá xa lạ với mỗi người Việt Nam. Thiên lý là loại cây có tính mát, công dụng chống viêm và nhuận tràng rất tốt.
Lá thiên lý non
Người bệnh cần dùng khoảng 100g lá thiên lý non và 5g muối ăn. Lá thiên lý non rửa cho sạch hết bụi bẩn rồi đem giã nhuyễn với muối. Sau đó đổ thêm vào 30ml nước sôi, chờ đến khi nước chỉ còn ấm thì lọc lại qua màn vải. Dùng bông mềm thấm phần nước này rồi đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần, kết hợp cùng với việc uống nước lá thiên lý tươi là cách chữa bệnh trĩ tại nhà thường được nhiều người bệnh áp dụng vì đơn giản và nguyên liệu dễ tìm.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng Đu Đủ Xanh:
Bên trong đu đủ có chứa nhiều các loại vitamin như A, C, B1, B2 và các khoáng chất rất có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, đu đủ còn là loại quả có tính hàn, vị ngọt dịu mang đến công dụng giải nhiệt, mát gan, kháng viêm, nhuận tràng,…
Đu đủ còn xanh
Đu đủ xanh có thể được chế biến thành những món ăn ngon vừa có tác dụng chữa trĩ ngoại. Chuẩn bị 150g đu đủ, 100g trực tràng heo đã được làm sạch và cắt khúc, thêm một chút gừng và hành cho thơm rồi hầm thật mềm, thường xuyên dùng món ăn giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ.
Ngoài ra, còn một cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ cũng rất hay đó là sử dụng một trái đu đủ xanh và nhất thiết phải có nhiều nhựa. Bổ đôi quả đu đủ này ra, trước khi đi ngủ dùng mỗi nửa của quả đu đủ buộc úp vào 2 hai bên cẳng chân với phần cuống hướng lên trên. Cứ để như vậy qua đêm sẽ giúp các mạch máu của búi trĩ có thắt lại tương tự như dùng thuốc co mạch trực tiếp.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng Dầu Dừa:
Ít ai biết rằng trong dầu dừa lại có chứa các axit bão hòa ở nồng độ cao, axit kháng khuẩn chống viêm rất tốt, các loại vitamin như K, E… giúp nhuận tràng và hỗ trợ việc điều trị bệnh táo bón.
Người bệnh có thể dùng dầu dừa để làm bài thuốc đặt trĩ từ như sau: Cho dầu dừa vào khay thường dùng để làm nước đá (dùng khay có kích thước vừa đủ), để trong ngăn đá từ 1 đến 2 giờ. Mỗi ngày cần sử dụng 3 lần và mỗi lần sử dụng thì chỉ cần lấy ra từng viên rồi nhét vào hậu môn.
Dầu dừa có thể được dùng để làm thuốc đặt trĩ rất hay
Cách phòng tránh tốt nhất bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nguyên nhân hàng đầu gây ra là do táo bón kéo dài. Vì vậy cách phòng bệnh trĩ tốt nhất chính là không để cơ thể rơi vào tình trạng bị táo bón.
- Ăn đủ chất xơ: Nước và chốt xơ là 2 yếu tố quan trọng giúp làm mềm phân, từ đó giúp cho việc vệ sinh diễn ra được dễ dàng hơn. Chất xơ có chứa rất nhiều trong các loại đậu, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có màu xanh đậm và trái cây tươi….
- Uống đủ nước: Cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày ít nhất là từ 1,5 – 2l đối với người trưởng thành bao gồm cả nước canh, nước hoa quả. Cũng giống như chất xơ, nước sẽ giúp cho phân mềm hơn dễ dàng khi đi đại tiện.
- Tập thể dục: Vận động là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường quá tình trao đổi chất trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách nhịp nhàng. Đi bộ 20-30 phút mỗi ngày sẽ thư giãn tinh thần, xương khớp dẻo dài và nhất là giúp cho việc đi vệ sinh được thuận lợi hơn.
Thuốc trị trĩ ngoại và các phương pháp chữa trĩ ngoại bạn cần biết