Cholesterol có thực sự có hại như chúng ta nghĩ?

vai trò của cholesterol

Khi nói đến cholesterol, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến một loại chất có hại. Hàm lượng cholesterol cao có thể gây nguy hiểm, nhưng chính cholesterol cũng là một chất cần thiết cho việc duy trì sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.

Cholesterol là gì?

Cholesterol có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể

Trước hết, cholesterol là một chất giống như mỡ, trong vắt như pha lê, nhưng đôi khi lại có màu hơi vàng. Về phương diện kỹ thuật, cholesterol được phân loại như chất kích thích tố steroid.

Tuy nhiên, vì cholesterol hòa tan trong mỡ dễ dàng hơn trong nước nên được xếp vào nhóm chất béo (lipid)

Cholesterol có mặt khắp nơi: Trong máu, não, thần kinh, gan và trong mật con người và các loài động vật có xương sống. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học khuyên chúng ta tránh ăn thịt động vật cũng như các loại thực phẩm khác có nguồn gốc động vật vì muốn giảm mức cholesterol trong máu.

Vai trò của cholesterol với cơ thể

vai trò của cholesterol

Trong cơ thể, cholesterol được sử dụng để thành lập màng tế bào.

Hiện nay, do thành kiến và hiểu lầm, một số người tin rằng cholesterol là chất có hại cho sức khỏe nên tỏ ra khinh mệt, ghê tởm, gán ép nhiều tội ác xấu xa. Thực tế, cholesterol rất cần cho nhiều chức năng trong cơ thể.

Có khoảng 80% cholesterol do gan sản xuất, 20% còn lại do nguồn thực phẩm bên ngoài. Mỗi ngày cơ thể sản xuất chừng 1000mg cholesterol và cần thêm khoảng 300mg nữa từ nguồn thực phẩm ăn vào là đủ cho nhu cầu hoạt động. Rất tiếc, chế độ ăn uống hiện nay thường dung nạp từ 500-900 mg cholesterol/ngày, cho thấy con số cholesterol thặng dư rất đáng lo ngại.

Trong cơ thể, cholesterol được sử dụng để thành lập màng tế bào. Cholesterol còn được dùng trong nội tiết tố sinh dục (sex hormones) và tiến trình tiêu hóa.

Bản chất của cholesterol?

Cholesterol có 2 dạng đó là HDL và LDL

Cholesterol được tổng hợp từ gan và phát xuất từ gan, theo máu vận chuyển đến khắp các mô dưới dạng những phân tử chất đạm gọi là lipoproteins.

Thực chất, lipoprotein cũng là một chất trong nhóm các protein kết hợp với chất béo hay các lipid khác (gồm cả cholesterol), hiện diện trong huyết tương hay bạch huyết.

Lipoprotein giữ vai trò truyền tải các lipit vào trong máu và bạch huyết. Sau khi tế bào tiếp nhận những gì chúng cần, các chất lipoprotein dư thừa sẽ theo máu di chuyển trở về gan.

Có 2 loại lipoprotein chính:

  1. Loại low-density lipoproteins (viết tắt LDLs), thường gọi là mỡ xấu hay bad cholesterol
  2. Loại high-density lipoproteins (viết tắt HDLs) thường gọi là mỡ tốt hay good cholesterol

Mỡ xấu và mỡ tốt ảnh hưởng như thế nào tới tim mạch?

Hệ thống cung ứng sản phẩm và thu hồi phế liệu cholesterol hoạt động tốt thì sức khỏe cân bằng.

Về mặt phân tích chức năng, các nhà khoa học nhận thấy loại low-density lipoproteins (LDLs) chứa thành phần cholesterol quá đậm đặc vì lý do LDLs là những phân tử chuyên lo vận tải cholesterol từ gan đi tới các cơ quan có nhu cầu.

Ngược lại, high-density lipoproteins (HDLs) chứa thành phần cholesterol ít hơn, nhẹ hơn vì đóng vai trò người phu quét đường, thường xuyên tuần lưu trong huyết quản với trách nhiệm thu hồi tất cả cholesterol dư thừa trong máu và các mô mang trở về gan.

Tại đây, một lần nữa, cholesterol xấu lại được nhào trộn, tổng hợp thành low-density lipoproteins (LDLs) rồi tiếp tục vận chuyển tới các cơ quan theo quy trình khép kín.

Nếu như hệ thống cung ứng sản phẩm và thu hồi phế liệu cholesterol hoạt động tốt, chức năng hoàn hảo thì sức khỏe an toàn nhờ được cân bằng.

Nếu vì một lý do trục trặc nào đó xảy ra, như nồng độ cholesterol xấu (LDLs) quá cao hoặc số lượng mỡ tốt (HDLs) thiếu hụt, sẽ dẫn tới tình trạng cholesterol kết khối lại với nhau thành những miếng bợn bám thành mạch máu, làm hẹp, thậm chí lấp kín cả động mạch gây ra các bệnh về tim mạch.

Nồng độ cholesterol xấu (LDLs) quá cao hoặc số lượng mỡ tốt (HDLs) thiếu hụt, sẽ dẫn tới cholesterol tạo mảng bám

Khoa học chưa biết rõ lipoproteins thực hiện chức năng và liên kết với các nhân tố khác trong cơ thể như thế nào, tuy nhiên biết chắc rằng người nào có mức mỡ tốt (HDLs) cao và mức mỡ xấu (LDLs) thấp thì ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mỡ xấu (LDL) được đánh giá là loại nhu liệu thứ yếu, có mức tin cậy thấp. Vì thế, chúng ta cần nhận thức và thực hiện chặt chẽ trong việc tiêu thụ thực phẩm hằng ngày.

Mỡ xấu (LDL) nằm trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: Bò, cừu, heo, gà, vịt, tôm, cua, trứng gia cầm, gan, đồ lòng: đặc biệt trong mỡ và da.

Mỡ xấu (LDL) còn hiện diện trong một số chất khác có nguồn gốc thực vật thuộc dạng mỡ bảo hòa (saturated fats), đường và rượu (alcohol).

Từ 200-239mg/dl được xem là ranh giới an toàn. Từ mức 240 mg/dl trở lên, sẽ bị chuẩn đoán mỡ máu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

Dưới đây là bảng phân tích thành phần cholesterol trong nguồn thực phẩm động vật (Theo “Back to Eden” của Bác sĩ Jethro Kloss, Hoa Kỳ)

THỰC PHẨM ĐO LƯỜNG CHOLESTEROL
– Não, óc (brains) -3 ounces (oz.) Trên 1,7000mg
– Thận, cật (kidney) -3 oz 680mg
– Gan(liver) bò, heo, cừu -3 oz 370mg
– Trứng gia cầm(egg) -1 tròng đỏ 250mg
– Tim(heart) bò, heo -3 oz 230mg
– Tôm(shrimp) -3 oz 130mg
– Cừu, bê, cua -3 oz 85mg
– Thịt bò, heo, gà -3 oz 75mg
– Thịt trai, cá bơ, tuna -3 oz 55mg
– Sò huyết, cá salmon -3 oz 40mg
– Bơ (butter) -1 muỗng cafe 35mg
– Sữa bò tươi -1 cup 34mg
– Pho mát (cheese) -1 oz 28mg
– Kem (ice cream) -1/2 cup 27mg

Muốn sức khỏe tốt, lành mạnh, phải giữ nồng độ cholesterol toàn phần dưới 20mg/dl, trong đó mức mỡ tốt (HDl) không dưới 45 -50mg/dlnam giới 70-80 mg/dl ở nữ giới, càng cao hơn càng có lợi cho tim mạch.

Vì thế hãy lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hay các loại hải sản, hạn chế nội tạng và thịt đỏ để phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

>> Xem thêm: Người bị mỡ máu nên ăn gì, kiêng gì để tránh biến chứng?

Theo HoaDaVietNam

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay