Tổng hợp kinh nghiệm dân gian chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau triền miên, dai dẳng ở các vùng đầu, cổ, vai, gáy và lưng làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong vận động. Muốn khỏi bệnh cần có sự kết hợp từ nhiều yếu tố khác nhau như: ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn kết hợp với các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, massage đây là các kinh nghiệm chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y giúp bệnh biến mất nhanh chóng.

1. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bài thuốc Đông Y

Bài thuốc 1: Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cây ngải cứu

Đổ 2 chén rượu trắng vào 100g cây ngải cứu, đun sôi cho tới khi chín kĩ. Dùng khăn bông mềm thấm nước thuốc đã nấu và buộc chặt vào chỗ bị đau cho tới khi thuốc nguội. Một ngày thực hiện 2 lần là đủ.

Bài thuốc 2: Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt lấy cả thân và rễ rửa sạch, phơi khô, mỗi ngày dùng 30g. Cây xấu hổ và cây đinh lăng khô dùng 30g (50-70g nếu cây tươi). Kết hợp 3 loại thuốc trên hòa với 1.5 lít nước đun sôi uống cả ngày. Sau một tuần sẽ phát huy hiệu quả của thuốc.

2. Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt

  • Huyệt á thị: còn được gọi là thiên ứng huyệt là điểm đau của bệnh. Khi tìm được vị trí huyệt dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào ngay điểm đau, bấm mỗi điểm 1-2 phút.
  • Huyệt phong trì: đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt, 4 ngón còn lại ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1-2 phút.
  • Huyệt kiên tỉnh: dùng ngón trỏ hoặc giữa bấm huyệt hai bên từ 1-2 phút
  • Huyệt hậu khê: dùng ngón tay cái bấm huyệt hai bên đối diện từ 1-2 phút

3. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng biện pháp massage

Việc massage sẽ làm lưu thông, tuần hoàn máu từ đó các cơn đau giảm thiểu giúp người bệnh thoải mái hơn. Đây là cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y được nhiều người thực hiện bởi hiệu quả giảm đau của nó.

  • Động tác 1: Xoa bóp vùng cổ
  • Động tác 2: Xoa bóp vùng cổ, vai, gáy
  • Động tác 3: Xoa bóp 2 cánh tay
  • Động tác 4: Xoay cổ

4. Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Dưới đây là bộ huyệt châm bệnh ở đốt sống cổ và những bệnh liên quan: 

Châm : Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Lạc chẩm, Hậu khê, Tuyệt cốt, Nhu du.

Tả : Giáp tích, A thị huyệt, Co cơ gai sống đo ra 0.5 thốn.

Cứu : Phế du, Cao hoang du, Kiên tỉnh, Túc tam lý.

Gia giảm :

  • Đầu khó cúi ngửa :

Tả : Kinh cốt, Bổ Ủy trung.

Tả : Đại trữ, Phong môn.

  • Đầu khó quay sang hai bên

Tả Kiên ngoại du, Hậu khê.

  • Tê tay :

Tả Nguyên Lạc theo đường kinh đau.

Tả : Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì, Thiên vạc, Khuyết bồn, Trung phủ, Cực tuyền, Kiên tỉnh, Phụ phân, Phách hộ, Cao hoang du, Thần đường, Y hy, Kiên thống điểm.

  • Tê bại tay khó nâng cao :

Tả : Thân trụ, Hiệp tích D3-D4, Cự khuyết du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên tông, Kiên liêu thấu Cực tuyền, Kiên thống điểm.

5. Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng chế độ ăn uống

  • Bổ sung cá: trong cá có chứa thành phần Omega 3 tạo nên đĩa đệm cột sống giúp hỗ trợ việc trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Cung cấp vitamin thông qua trái cây: nếu bạn ăn trái cây hằng ngày sẽ phần nào làm giảm các cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ mang lại.

  • Thường xuyên ăn súp lơ xanh: kết hợp súp lơ xanh vào bũa ăn hằng ngày sẽ bổ sung thêm chất xơ cho xương chắc khỏe hơn.
  • Cho thêm vào bữa ăn các món ăn như: bò lá lốt, rau hẹ xào cung cấp các dưỡng chất tốt cho cơ thể chống lại bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

6. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tập luyện đều đặn

Tất cả các loại bệnh đều cần có chế độ tập luyện cơ thể thì mới mau hết bệnh, và cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng vậy.

Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra 30 phút để tập luyện thể dục vào buổi sáng, đặc biệt là những người già bị thoái hóa đốt sống cổ. Đối với những người trẻ có dấu hiệu bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường phải làm việc trong văn phòng không nên ngồi máy tính quá nhiều, thỉnh thoảng nên đứng dậy tập thể dục sẽ tốt cho việc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Trên đây là tổng hợp các kinh nghiệm chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y. Mong rằng sẽ giúp bạn phần nào chữa dứt điểm bệnh. Tuy vậy, nếu bệnh lâu ngày và trở nặng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và có cách chữa bệnh tốt nhất.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay