Chứng thận hư và các bài thuốc điều trị hiệu quả

Theo Y học hiện đại, thận hư thường là hội chứng từ nhiều bệnh lý khác nhau kết tập, kéo dài nhiều năm với các đột biến lúc giảm lúc tăng rất khó tiên lượng.

cố thận hoàn

Chứng thận hư

Thuật ngữ “Thận hư” khởi thủy do nhà nghiên cứu y học Muller Friedrich Von đặt tên vào năm 1905, ám chỉ tình trạng bệnh lý ở thận với tính chất thoái hóa, nhằm phân biệt với bệnh “viêm thận” do Bright R. công bố vào năm 1833.

Tuy nhiên, “Thận hư” không gói gọn trong phạm vi thoái hóa mà là hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau: thận hư đơn thuần, viêm cầu thận tiên phát và thứ phát, ống thận thâm nhiễm còn gọi là bệnh hư nhiễm mỡ…

Triệu chứng của chứng thận hư

Theo thống kê, thận hư là 1 bệnh khá phổ biến ở trẻ em hơn người lớn với các triệu chứng điển hình:

Phù là dấu hiệu đầu tiên của chứng thận hư

– Phù: là dấu hiệu lâm sáng đầu tiên

  • Đặc điểm: xuất hiện nhanh, không có dấu hiệu báo trước.
  • Bỗng nhiên thấy toàn thân phù thủng, phù từ mặt xuống tới chân.
  • Kèm theo cổ trướng (bụng phình to) đôi khi còn gây tràn dịch màn phổi.
  • Ăn nhạt vẫn không xẹp phù, thường kéo dài nhiều tháng và dễ tái phát
  • Tăng “Protein niệu” (trong nước tiểu có kèm chất đạm)
  • Giảm “Protide huyết” (tỷ lệ hồng cầu trong máu giảm)
  • Tăng “Lipid huyết” (cholesterol, triglyceride huyết tăng cao)

– Tiến triển: có 2 thể: cấp tính và tái phát

  • Ở thể cấp tính, sau 1 đợt bộc phát rồi khỏi hẳn, ít gặp qua lâm sáng
  • Ở thể tái phát, rất thường gặp, chỉ thuyên giảm ít lâu rồi tái tục

Biến chứng thận hư

Nhiễm trùng là biến chứng của chứng thận hư

Có thể do tiến tình bệnh lý không tự hồi phục làm thận hư

Có thể do tác dụng phụ của các thuốc điều trị làm thận hư

Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp, nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ gây tử vong cao trong bệnh thận hư.

Gây rối loạn điện giải: do phù toàn thân làm giảm natri-huyết, giảm albumin-huyết, dẫn tới hiện tượng trụy mạch, nhức đầu, co giật, phù phổi, tắc nghẽn động mạch phổi, động mạch não.

Về tiêu hóa: thường gây cơn  đau bụng và tắc ruột do dùng thuốc lợi tiểu kéo dài làm mất nhiều kali-huyết.

Đối với Đông y học, thận hư được xếp vào bệnh “bại thận, liệt thận” nguyên nhân do “thận âm hư”, “thận dương hư” hoặc cả 2 cùng hư. Đôi khi còn do tác động qua lại giữa tạng Thận với nhiều tạng phủ khác.

Nhìn chúng, học huyết Đông y khác với y học hiện đại cả về chuẩn đoán lẫn điều trị. Y học cổ truyền không chủ trương phế bỏ bất cứ cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể và rất xa lạ với phương pháp lọc thận hoặc phẫu thuật ghép thận hiện nay.

Điều trị thận hư

Bài 1: “Bổ thận cường yêu thang” của Ấn Hội Hà, giáo sư Y viện Trung Nhật tại Bắc Kinh

Chuyên trị đau lưng lâu năm, cử động khó khăn nhưng không có hiện tượng đau nhói một chỗ, thở mệt hay hơi thở ngắn, tiểu tiện không kiềm được, mạch đi Hư Tế là do Can Thận lưỡng hư nên dùng phương thang sau đây để bổ thận, mạnh lưng gối:

KIm mao cẩu tích……..20g

Ý dĩ nhân………………..30g

Tang ký sinh……………15g

Đỗ trọng…………………12g

Xuyên tục đoạn……….15g

Hoài ngưu tất…………..12g

Phá cố chỉ……………….10g

Hồ đào nhân……………10g

Cật heo………………….1 quả

Liều dùng: Sắc ngày uống 1 thang.

Cách dùng: Trước hết, mổ tách cật heo ra, lọc bỏ hết màng trắng, rửa sạch, nấu riêng lấy nước rồi dùng nước này sắc thuốc. Có thể thay cật heo bằng cật dê càng tốt.

Bài 2:

Thận hư với các triệu chứng lưng đau ê ẩm, càng sử dụng cơ lưng trong lúc đứng lâu hoặc làm việc nặng thì càng đau dữ, nằm yên thấy dễ chịu hơn, mệt mỏi, thỉnh thoảng có chứng buốt óc, khả năng sinh dục kém, chất lưỡi nhạt.

Cật heo………..1 cặp

Sinh ý dĩ nhân….20g

Đậu đen………….20g

Hạt sen…………..12g

Khiếm thực……..16g

Cách làm: Cật heo xẻ đôi, lọc bỏ màng nhầy, rửa sạch, thái miếng. Các nguyên liệu còn lại cũng rửa. Bỏ tất cả vào nồi hầm thêm 1 lượng nước vừa phải và đun lửa nhỏ hầm chín tới. Ăn cái uống nước cho hết, mỗi ngày làm 1 lần, thực hiện liên tiếp trong vài tuần lễ sẽ thấy kết quả.

Bài 3: Bài thuốc: “Phức thận tán”, bổ âm bồi dương

Công thức

Cật chó……………………2 quả

Cật nai…………………….1 quả

Cá ngựa……………………50g

Bào ngư……………………50g

Đông trùng hạ thảo…….50g

Sinh địa (tẩm rượu)…….50g

Xuyên đỗ trọng (sao)….50g

Lộc giác sương………….50g

Đầu phát thái…………….50g

Sa nhân nhục……………50g

Thổ phục linh…………..100g

Đạm thái………………….100g

Khởi quả………………….100g

Cách làm: Tất cả đem sấy thật khô, giòn, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g bột thuốc với nước canh có pha muối nhạt. Sau khi dùng 3 liều ” Phức thận tán” các triệu chứng sẽ tiêu tán, xét nghiệm lại thấy toàn bộ bình thường, bệnh khỏi.

3 bài thuốc trên được đúc kết từ những kinh nghiệm của những vị Đông y nổi tiếng, rất tốt cho đàn ông bị chứng thận suy. Tuy nhiên, khi sử dụng phương thuốc trên cần phải kiên trì và mất thời gian để điều chế.

HoaDaVietNam giới thiệu tới bạn phương thuốc đơn giản hơn, được kế thừa từ những bào thuốc trên nhưng hiệu quả điều trị không thay đổi. Thảo dược Cố thận hoàn, chuyên biệt trong điều trị chứng thận suy, được bào chế trong viên con nhông dễ sử dụng và đảm bảo giữ nguyên chất lượng sản phẩm.

Cố thận hoàn – Thảo dược chuyên biệt trị chứng thận hư

Hy vọng với những chia sẻ trên bệnh thận suy của bạn sẽ dần được khắc phục để tận hưởng cuộc sóng trọn vẹn hơn.

Theo HoaDaVietNam

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay